• DIỄN ĐÀN THÊM TÊN MIỀN PHỤ ☆ KYNUVIET.MEN

LẤY GÁI NGHÀNH LÀM VỢ

Đoạn 10

Huy nhìn tôi một lúc rồi lại nhìn Nghĩa, sắc mặt anh xám xịt làm tôi lạnh hết sống lưng. Qua một lát, anh bảo tôi:

- Ai đây?
- Bạn cùng lớp học với em. Bạn ấy đến thăm em thôi anh ạ, bọn em không có gì cả.
- Bạn kiểu gì?
- Bạn cùng lớp thôi ạ, bạn ấy là lớp trưởng lớp kế toán ấy. Bạn ấy hỏi chú bảo vệ nên mới biết nhà chứ em không nói địa chỉ. Anh vào nhà đi, kệ bạn ấy.

Nghĩa im lặng nãy giờ, nghe tôi nói thế mới lên tiếng:

- Đây là ai? Sao em bảo chỉ cần tiền thì sẽ làm người yêu anh?
- Bạn im đi.
- Lúc nãy rõ ràng anh bảo một tháng cho em ba mươi triệu, em đồng ý làm người yêu anh rồi. Giờ lại bảo anh chỉ là bạn cùng lớp là thế nào? Thế anh này là ai?
- Bạn nói linh tinh gì đấy? Tôi nhận lời làm người yêu bạn bao giờ. Bạn đừng nói kiểu đấy không người khác hiểu nhầm.
- Ơ, em không cần tiền nữa à? Hay anh này cho em nhiều tiền hơn anh?
- Bạn biến ngay khỏi đây, biến đi trước khi tôi nổi điên với bạn.
- Ơ. Sao em buồn cười thế, đang vui vẻ mà tự nhiên thấy anh này đến em lại thay đổi thái độ 360 độ luôn thế. Hay em chê ba mươi triệu vẫn ít, anh cho em thêm.

Tôi điên quá, chẳng hiểu ông này ăn phải bùa mê thuốc lú gì mà tự nhiên nói năng như dở hơi, nói như thế thì kiểu gì cũng làm Huy hiểu lầm. Đúng lúc tôi vừa định xông lại đẩy anh ta đi thì Huy nói:

- Đây là nhà của tôi, thích tán tỉnh nhau thì ra chỗ khác mà tán. Tránh ra.

Huy đẩy Nghĩa sang một bên rồi mở cửa vào nhà, tôi cũng chẳng thèm đôi co với anh ta nữa mà cúi xuống nhặt đồ rồi lẽo đẽo chạy theo Huy. Tôi mới bước vào thì anh đã đóng sầm cửa lại, sau đó ghì tôi vào trong tường:

- Cô giỏi thật, dám mèo mả gà đồng sau lưng tôi. Giờ cô to gan lắm rồi, giỏi thật.
- Không phải thế đâu, anh đừng hiểu nhầm. Hôm nay bạn ấy đến đây lần đầu tiên, em cũng không biết sao bạn ấy biết địa chỉ nhà nữa. Em không nói dối đâu, em thề đấy.
- Hôm nay đến đây lần đầu tiên nhưng ngủ với nhau thì toàn ra nhà nghỉ đúng không? Tôi mới không đến một tháng cô đã không chịu được rồi à? Thèm tình đến thế cơ ?
- Không phải mà, anh phải tin em. Em thề em không có gì với bạn đấy cả. Tự nhiên bạn ấy đến, em có biết đâu, em cũng chưa từng yêu đương hay làm gì với bạn ấy cả. Anh tin em đi.
- Tin à? Chính tai tôi nghe cô nói cô chỉ thích tiền, giá của cô cao lắm mà.
- Không phải. Tại bạn ấy cứ bám theo mãi nên em phải nói thế để đuổi bạn ấy đi. Em chỉ nói thế thôi chứ không có ý định để bạn ấy bao nuôi em, anh đừng hiểu lầm.
- Cái loại như cô thì ai cho tiền chẳng ngủ được. Chỉ cần cho tiền là leo lên giường hết, trước đến trinh cô còn bán nữa là. Giờ có còn cái gì cô không bán đâu.

Tôi vẫn biết mình chỉ là một đứa bán thân để người ta bao nuôi, nhưng cặp với nhau hơn một năm nay, chưa bao giờ Huy sỉ nhục hay coi thường tôi ra mặt như vậy. Lồng ngực tôi tự nhiên thắt lại, bỗng dưng lại thấy đau lòng, đau cả trong tim, nước mắt chỉ chực lăn xuống.

Huy thấy tôi thế thì cười nhạt, giọng anh lúc ấy cực kỳ đáng sợ, giống như đang trong cơn ghen điên cuồng mà thực ra lại chẳng phải ghen:

- Khóc à? Oan lắm mà khóc. Loại như cô chỉ giỏi giả vờ để dụ dỗ mấy thằng đàn ông thôi. Cứ cho tiền cái là tự động nằm ngửa ra hết. Hôm nay tôi không đến chắc sừng cô cắm cho tôi dài đến cả mét rồi đấy nhỉ?
- Không phải, trước giờ em chỉ có mình anh thôi. Em thề. Em mà có tư tình với ai hoặc đụng chạm gì với người khác thì ra đường ô tô đâm chết, mẹ em bị bệnh thế cũng không khỏi, được chưa?
- Được á? Nói thế mà xong à? Đến tư cách cô còn chả có nữa là lời nói.
- Em thề, anh tin cũng được, không tin cũng được. Em không ngu đến nỗi biết rõ ràng hôm nay anh đến mà vẫn gọi thằng khác đến nhà. Một mình anh đủ rồi, anh cũng cho em tiền đủ rồi, lúc em cùng quẫn chỉ có mình anh giang tay giúp em thôi. Con chó cho nó ăn, nó còn biết trung thành với chủ. Nói gì em là người. Em không phản bội lại người đã giúp mình đâu.
- Nói thì hay lắm.

Ánh mắt Huy càng ngày càng lạnh, anh nói xong thì túm tay tôi lôi xềnh xệch vào giường rồi vứt xuống. Sau đó cởi áo, cởi dây lưng, cởi quần rồi lao vào xé nát quần áo trên người tôi.

Lần này anh thô bạo một cách kinh khủng, tôi chưa kịp chuẩn bị tinh thần gì thì anh đã hùng hổ đâm vào, nhấn sâu nhất có thể rồi rút ra, sau đó lại dùng sức đâm vào. Vai tôi bị anh ghì chặt cứng, mười đầu ngón tay in lằn trên da thịt, bình thường tôi chịu đau rất tốt nhưng hôm ấy tôi cũng không thể chịu nổi, cuối cùng phải gào lên:

- Huy, từ từ thôi, từ từ thôi anh. Em đau.
- Đau à?

Hông anh lại ấn mạnh vào giữa hai chân tôi, vật cứng rắn đàn ông của anh chôn thật sâu vào bụng dưới của tôi, Huy nghiến răng nghiến lợi:

- Lúc ngủ với nó có đau không hay là sướng? Cô rên tên ai? Nói tôi nghe xem nào.
- Em không ngủ với nó. Em chỉ ngủ với mình anh thôi. Em là của anh cơ mà, của một mình anh thôi.
- Gọi tên tao.

Tôi sững sờ, chưa từng thấy Huy xưng “mày tao” với tôi nhưng hôm nay sỉ nhục cũng nghe rồi, mày tao cũng nghe luôn. Quen nhau bao lâu, tôi cũng tạm coi là hiểu được ít nhiều tính khí của Huy, tôi biết anh sinh ra đã quyền quý hơn người nên dĩ nhiên sĩ diện đàn ông cũng rất cao, ngay cả đối xử với người yêu là Vy mà anh cũng chẳng bao giờ xuống nước trước. Lần này, anh bao tôi, đối xử tốt với tôi, cho tôi cả đống tiền chữa bệnh cho mẹ, còn tôi thì chim chuột với người khác sau lưng anh, Huy nổi điên cũng là điều dễ hiểu.

- Nghe chưa, gọi tên tao, gọi to lên.

Bụng dưới của tôi không biết bị anh cuồng loạn thúc vào bao nhiêu lần, cảm giác như đau đớn còn hơn cả lần đầu tiên bị rách màng trinh, tôi cắn chặt răng vào môi, cố chịu đựng sự hành hạ tình dục mà người đàn ông tôi đã từng quan hệ bao nhiêu lần này mang đến.

Nước mắt tôi rơi đầy mặt, cuối cùng sau một hồi đau đớn vẫn phải chấp nhận thực tại bản thân mình đang phải sống kiếp tình nhân, môi mấp máy rên tên anh:

- Huy… Huy…
- Đúng rồi, gọi tên tao to vào. Nhớ cho kỹ vào, người đang ngủ với mày là tao. Người cho mày tiền, cho mày có ngày hôm nay cũng là tao luôn.

Cơ thể tôi đau, trái tim của tôi cũng đau, trước kia làm gái rót bia cũng từng chịu sỉ nhục nhiều lần nhưng không hiểu sao lần này tôi lại cảm thấy bản thân mình hèn mọn nhất, cũng là bất lực nhất. Có lẽ vì Huy là người đàn ông đầu tiên của tôi, là người mà tôi có tình cảm đầu tiên và duy nhất cho đến tận bây giờ, tôi từng cho rằng anh là ân nhân của mình, từng có mơ ước có một gia đình nhỏ cùng anh, từng một lòng một dạ với anh, nhưng bây giờ đổi lại, anh chính thức coi tôi là một con đĩ không hơn không kém.

Sau khi cơn kích tình qua đi, cả người tôi đầy dấu hôn, vết răng cắn, vết móng tay cào trên da thịt. Tôi nằm bẹp trên giường, nước mắt vẫn cứ chảy không sao kìm lại được, còn Huy làm xong thì không nằm ôm tôi như mọi ngày mà đứng dậy mặc quần áo luôn.

Anh rút ra từ trong ví, ném một xấp tiền vào cơ thể vẫn trần truồng của tôi:

- Tôi nói cho cô biết, khi nào tôi còn chưa chán thì cô vẫn phải phục vụ tôi, đến khi nào thấy ngán cô đến tận cổ thì thôi. Cô còn dám léng phéng với thằng nào, đừng trách tôi. Tôi cho cô được tất cả thì cũng lấy của cô được tất cả.

Tôi bỗng nhiên bật cười, cười rất nhạt, dù nước mắt vẫn ướt nhòe trên má:

- Sao anh không tin em?
- Cô có gì cho tôi tin? Cô từng làm nghề gì, cô phải tự biết.
- Nhưng em chỉ có mình anh, em chưa từng làm gì có lỗi với anh.
- Tôi chỉ cần tình dục. Tôi cho cô tiền, cô phục vụ tôi. Ngoài ra tôi không thích dùng đồ chung, chấm hết.
- Huy… buông tha em đi. Mình dừng lại đi.
 
Tôi không hiểu sao tôi lại có can đảm để nói thế, có lẽ vì Vy, có lẽ vì tôi quá mệt mỏi, cũng có lẽ vì chúng tôi rồi cũng sẽ chấm dứt để đường ai nấy đi sau khi tôi không còn giá trị với Huy nữa, đằng nào cũng chia tay.

Lúc ấy đầu óc tôi quá hỗn loạn sau lần đầu tiên bị bạo hành tình dục nên đã quên mất chuyện mẹ mình còn đang nằm đó, quên mất chuyện tôi còn đang rất cần tiền, quên cả chuyện lúc tôi khó khăn chỉ có Huy dang tay ra giúp tôi.

Anh nghe tôi nói câu ấy, có lẽ sĩ diện cao nhất của đàn ông bỗng dưng trỗi dậy nên nổi điên lao lại, giơ tay bóp cổ tôi:

- Cô không có quyền hiểu chưa? Cô chỉ là con khố rách áo ôm được tôi mua về, khi nào tôi chán tôi sẽ đá cô như đá một túi rác rưởi. Còn giờ muốn dừng lại để thoải mái ngủ với thằng kia, nằm ngửa để nó cho tiền phải không? Đừng có mơ.

Cổ tôi bị bóp đến mức không thở được, mắt tôi mở to nhìn chằm chằm vào mắt Huy. Mắt anh lúc này có lẽ vì tức quá nên vằn lên mấy tia máu đỏ, trông cực kỳ đáng sợ. Tôi cố há miệng hớp không khí, nói mấy từ:

- Không… phải… em không… ngủ… với nó…
- Cô biết tôi là ai không? Biết tôi làm được những gì không?

Anh tự nói rồi lại tự nhếch môi cười nhạt:

- Tôi làm được nhiều hơn cô tưởng đấy. Thế nên nhân lúc tôi còn chưa chán, cô nên khôn một tý, nếu không đừng trách tôi.

Nói xong, Huy buông tay khỏi cổ tôi, còn tôi thì cúi đầu ho sặc sụa rồi thở lấy thở để. Tôi ôm lấy cổ mình, hét lên:

- Người yêu anh về nước rồi, anh cần con đĩ như em làm gì? Em đĩ đấy, em từng làm gái cho quán Karaoke đấy, anh khinh em thế thì ngủ với em làm gì?
- Cô biết thừa Vy đang nằm viện. Nằm viện thế thì ngủ với nhau kiểu gì? Đến ngủ với cô không tốt hơn à?

Ý là ngủ với tôi, anh có thể bạo dâm, có thể chửi bới, có thể bảo tôi dùng mồm dùng tay, vì anh trả tiền cho tôi và coi tôi là gái nên trên giường dưới giường đều khinh miệt tôi. Còn với Vy, thứ nhất vì chị ta đang nằm viện, không thể quan hệ được, thứ hai vì chị ta là con nhà giàu, không thể làm tình giống như làm với tôi được. Thế nên anh ta vẫn bao nuôi tôi.

Phận làm tình nhân nó bạc bẽo thế đấy. Bị khinh như thế nhưng rồi có thể làm được gì? Không có gan để chấm dứt, không có tư cách để cãi lại, không có quyền để từ chối.

Cuối cùng, tôi cười:

- Vâng. Em hiểu rồi.
- Từ giờ tôi cấm cô đi học. Cô mà gặp gỡ hay giao du với ai thì đừng trách tôi.

Tôi nghe thế thì giật mình, vội vội vàng vàng quỳ xuống dưới chân anh. Được đi học là mơ ước của tôi, cũng sẽ là điều kiện tiên quyết để sau này tôi có thể được làm một công việc tử tế hơn, kiếm ra những đồng tiền chân chính. Tôi không thể nghỉ học được.

- Em xin anh, em cầu xin anh. Xin anh cho em đi học. Đi học là ước mơ cả đời của em, em xin anh Huy ơi, anh muốn gì em cũng làm, nói gì em cũng nghe. Chỉ xin anh cho em đi học thôi.
- Đi học á? Đi học hay đi ve trai, đi vận dụng nghề của cô để mồi chài thằng khác?
- Không. Em thề với anh, kể từ giờ em lên lớp sẽ không nói chuyện với ai nữa. Em không dám giao du với người khác nữa. Em xin anh cho em đi học. Chỉ cần anh cho em đi học, em sẽ an phận ở nhà làm nghe lời anh, em không cãi anh nữa. Em ở đây đến khi anh đuổi em thì thôi. Huy ơi, em xin anh.
- Tránh ra.

Tôi bám lấy ống quần anh, dập đầu lạy lấy lạy để:

- Em xin anh mà, anh cho em đi học đi. Anh bảo em làm gì cũng được, anh bảo gì em cũng nghe anh.

Tôi biết với gia thế nhà Huy, anh có thể khiến tôi không được đi học nữa dễ như trở bàn tay, anh có thể làm cho tôi không ngóc đầu lên được, có thể làm cho mẹ tôi cũng không được chữa bệnh nữa, nhưng còn tôi thì sao? Còn nhà ở quê, còn em tôi?

So với Vy, tôi sợ Huy hơn. Vì thế nên bây giờ chỉ cần được đi học, được sống như trước đây, bảo tôi làm cái gì tôi cũng làm.

Huy thấy tôi vừa quỳ vừa khóc như thế, cuối cùng cũng động lòng thương hại. Anh im lặng một lúc rồi mới nói:

- Cô để tôi biết một lần nữa thì đừng có trách. Lúc đó thì đừng mong sống được ở đất Hà Nội này nữa. Cả cô cả thằng ranh kia.
- Vâng, em biết rồi ạ. Em nghe rồi, em không dám nữa.

Sau khi Huy đi rồi, tôi vẫn trần truồng quỳ dưới đất, nghĩ đến những chuyện đã xảy ra và những chuyện ở tương lai, tự nhiên lại thấy mù mịt tăm tối quá, cuối cùng không chịu được, úp mặt vào hai tay khóc nức nở.

Bây giờ tôi phải làm sao? Huy có sĩ diện của đàn ông, anh không muốn để người khác dùng đồ của mình, dù thứ đồ đó chỉ là một con đĩ rẻ tiền nên mới chưa đá tôi. Nhưng còn Vy thì sao? Tôi đoán chính cô ta là người đã thuê bọn con Tú đánh tôi, sau này cô ta có làm gì đến mẹ tôi hay em trai tôi ở quê không, tôi cũng không biết nữa.

Chia tay Huy không được, mà ở lại cũng không xong. Tôi khi ấy giống như một con kiến nhỏ bị nhựa thông đột ngột rơi xuống, vùng vẫy cật lực, biết rõ không thoát được nhưng vẫn cứ liều mạng vùng vẫy. Cuối cùng, chỉ còn lại phần bất lực nhất của vận mệnh, nhưng thế thì sao? Những người nghèo khó và hèn mọn như chúng tôi làm gì có quyền tự quyết vận mệnh của mình, chúng tôi chỉ như một con kiến trong bàn tay vận mệnh của người khác mà thôi.

Những ngày sau đó tôi đi học, Nghĩa vẫn lẽo đẽo theo đuổi tôi nhưng thái độ khác hẳn hôm gặp Huy. Anh ta mua cái này cái kia nhưng tuyệt nhiên không nhắc gì đến chuyện tiền nong hay bao nuôi nữa.

Có lần, tôi tức quá nên bảo:

- Bạn mặt dày thật đấy nhỉ? Tôi có người yêu tôi rồi, bạn còn cứ bám theo tôi kiểu này, đến lúc bị người yêu tôi đánh lại bảo tại số.
- Người yêu bạn là cái lão hôm trước tôi gặp á?
- Không.
- Thế người yêu bạn là thằng nào, dẫn đến đây xem.

Tôi nói anh ta không được, tức quá nên gọi điện nhờ con Huyền xem nó có cách gì không. Nó nghe xong, cười ha hả:

- Gớm, đi học mà cũng có trai theo cơ à? Trẻ không, đẹp trai không, giàu không?
- Thôi đừng đùa nữa, lão Huy biết, tý nữa giết chết tao.
- Thế cơ à? Ghen gớm thế.
- Ghen gì, mày lạ đàn ông à? Theo mày thế là ghen chắc.
- Có thể không ghen, nhưng chắc tức vì bỏ tiền ra bao nuôi mày, mày lại cắm cho lão ấy cái sừng.
- Ừ, đúng đấy. Mỗi tội tao đã cắm được cái sừng nào đâu. Cái thằng điên lớp trưởng cứ lẽo đẽo bám theo tao đấy chứ.
- Thế giờ mày muốn sao? Hay dọa nó một trận để nó khỏi theo mày nữa nhé.
- Ừ. Mày nhờ mấy ông anh xã hội mày quen xem nào. Không đánh mà chỉ dọa nó thôi.
- Ờ, để tý tao gọi. Mày gửi cho các ông ấy một triệu uống nước là được.
- Ừ, có gì liên lạc với tao nhá.
- Biết rồi.
 
Huyền làm gái lâu năm nên cũng coi như là có quan hệ rộng, nó nhờ được mấy ông xã hội, chuyên đi đòi nợ thuê, người ngợm săm trổ đầy mình đến dọa Nghĩa một trận.

Lúc hết giờ học, Nghĩa vừa ra đến cổng trường thì có một ông khoác vai, bảo ra ngoài đây anh gặp một tý.

Anh ta nhìn thế nhưng nhát gan như thỏ đế, chưa gì thấy mấy ông ấy thì mặt mày đã tái mét, van xin rối rít:

- Các anh ơi, hình như các anh nhầm người rồi chứ em có quen biết hay làm gì có tội với mấy anh đâu. Em xin các anh, các anh cho em về ạ.
- Về là về thế nào, chú mày cứ ra đây.

Tôi với Huyền đứng trốn một góc nghe bọn họ nói chuyện, với cả để lỡ mấy ông kia không kiềm chế được mà ra tay đánh Nghĩa thì mình còn biết đường nhảy ra can. Một ông chỉ mặt Nghĩa, bảo:

- Mày đang tán người yêu tao đúng không?
- Đâu ạ, em có tán ai đâu, anh nhầm người rồi ạ.
- Thế con Vân học cùng lớp mày, mày bảo không tán à?
- Vân… Vân ấy ạ?

Nghĩa nghe thế thì sợ xanh mặt, lắp ba lắp bắp trả lời:

- Vân… học cùng lớp… em thôi ạ.
- Mày mua đồ ăn, mua hoa tặng nó. Mày công khai tán tỉnh nó, mày còn chối à?
- Em xin các anh, em không biết Vân là người yêu anh.
- Mày không biết để tao cho mày biết nhé.

Thấy ông kia đang giơ tay định đánh, Nghĩa hoảng quá nên vội vàng quỳ rạp xuống, chắp tay xin:

- Em xin lỗi các anh, em không biết Vân là người yêu của anh, em thề. Tại người ta thuê em nên em mới tán Vân chứ em có thích Vân đâu. Các anh thông cảm, em chỉ được người ta thuê thôi, em không biết ạ.

Tôi nghe thế thì tự nhiên chột dạ, lúc đầu cứ nghĩ anh ta theo đuổi thật, không ngờ hóa ra là bị người khác thuê.

Mấy ông ngoài kia đánh hơi thấy mùi rồi nên lại tra hỏi tiếp:

- Đứa nào thuê mày? Mày dựng chuyện định lừa bố mày phải không?
- Không, em thề. Có người thuê em, tiền còn chuyển vào tài khoản của em đây này. Em nói điêu cả nhà em chết.
- Thế đứa nào thuê mày, nói.
- Em không biết tên, chỉ biết là bảo thuê em tán Vân thôi, bảo em tán càng nhiệt tình càng tốt, xong còn bảo em mua hoa, mua đồ ăn với cả mua quà tặng Vân chứ em sinh viên làm gì có tiền.
- Không biết tên à?
- Không ạ.
- Thế số điện thoại nó đâu?
- Nó gọi mỗi lần một số, cũng không ra mặt. Sim đó là sim rác anh ạ.
- Thế mày liên lạc với nó kiểu gì? Nó chỉ chuyển tiền rồi yêu cầu mày làm theo thôi à?
- Vâng, đây. Anh xem điện thoại em đi, tin nhắn chuyển tiền đây. Em sinh viên làm gì kiếm ra được nấy tiền đâu.
- Thế nó chỉ bảo mày tán con Vân thôi à?
- Vâng, bảo em tán Vân thôi ạ.
- Còn gì nữa không?
- Cho em địa chỉ nhà, với cả có hôm còn bảo em đến tận nhà để tặng hoa nữa.
- Hôm nào?
- Tháng trước ấy anh ạ, em không nhớ rõ ngày, chỉ nhớ là tháng trước thôi.
- Tao cảnh cáo cho mày biết nhé, tránh xa nó ra không tao làm thịt mày nấu lẩu luôn đấy. Con Vân là người yêu tao, thằng nào dám đụng vào nó tao bẻ răng, nhớ chưa?
- Vâng vâng. Em không dám nữa đâu ạ. Em xin lỗi các anh.
- Cút.

Sau khi trả tiền cho mấy ông anh xã hội mà Huyền nhờ, tôi với nó lóc cóc về chung cư. Vừa vào nhà, nó đã bảo tôi:

- Thằng ranh đấy cũng nhát gan nhỉ?
- Sinh viên mà. Tự nhiên người ta cho tiền thì làm, tán gái thôi chứ có trộm cắp hay giết người gì đâu. Mỗi tội nhát gan.
- Thế mới biết con Vy nó thâm. Cố tình gài mày, để ông Huy hiểu lầm mày. Vụ này mày phải nói cho ông Huy biết.
- Biết có phải bà Vy không. Thằng Nghĩa cũng chẳng biết tên người thuê, giờ tự nhiên không có bằng chứng rõ ràng, nói ra ông Huy càng thêm ghét tao. Với cả tao là tình nhân chứ là gì đâu, tao có bị thiệt một tý đối với ông ấy cũng chả sao, làm sao tao so được với người yêu ông ấy.
- Nói cũng phải, thế giờ mày định sao?
- Tao không biết nữa, tao lo lắm. Không biết bà Vy còn làm được cái gì nữa, hôm trước đến đã dọa tao một lần rồi, xong tao bảo một tuần nữa sẽ chấm dứt với Huy. Bà ấy ok. Nhưng tự nhiên ông Huy bị tai nạn nên quá mẹ một tuần mà tao không để ý, tiếp theo bao nhiêu chuyện đến luôn nhé. Bọn con Tú phục ở cổng trường đánh tao, rồi thằng này đến tận chỗ tao làm ông Huy hiểu nhầm.
- Bọn con Tú đánh mày á?
- Ừ. Hôm tao gọi điện lúc nửa đêm cho mày đấy, hôm đó nó đánh tao một trận. Nó vừa đánh vừa luôn mồm bảo tao cướp chồng nó.
- Mẹ bọn chó này, chắc được thuê rồi tiện thể một công đôi việc rồi. Nó đang ghét mày sẵn. Bọn nó thì cái gì chả nghĩ ra được, bịa chuyện để đánh như thật.
- Ừ, đánh tao hay làm gì tao cũng chẳng sao. Nhưng còn mẹ tao, em tao, tao sợ bà ấy làm gì người nhà tao lắm, mẹ tao thì đang ốm.
- Hay mày thử trốn đi?
- Mày nghĩ ông Huy không tìm được chắc. Giờ ông ấy đang điên, đang hiểu nhầm chuyện tao với thằng Nghĩa, đang cay cú lắm.
- Rõ khổ, tự nhiên rắc rối.
- Ừ.
- Hay mày đến nói chuyện với bà Vy xem thế nào. Bảo chị giữ người yêu chị đi, xem nó bảo sao.
- Bà ấy đang nằm trong viện, chắc đến lúc lành lại rồi, không sớm thì muộn cũng đến tìm tao thôi.

Một tuần sau Huy đến, tôi thấy anh xách theo một túi nilon màu đen, tưởng anh mua gì đến cho tôi nên vội vàng chạy lại, ôm lấy cổ anh rồi thơm:

- Anh đến rồi à? Anh mua gì thế?
- Mấy đồ này oder từ nước ngoài về đấy. Vào giường thử xem sao.

Tôi tưởng là đồ lót mới nên cũng ra vẻ hào hứng, nhưng đến khi anh lôi ra xích cổ, một bộ quần áo hầu gái, còn có cả roi da nữa thì tôi lập tức xanh mặt:

- Anh… cái gì… đây?
- Đồ chơi tình dục, không thích à?
- Không phải, em chưa thử cái này bao giờ… thấy hơi…
- Hơi gì?

Tôi không biết tại sao anh lại như thế, lúc đầu cứ đoán già đoán non là từ khi anh bắt gặp Nghĩa ở trước cửa nhà, thấy khó chịu với tôi nên mới tìm cách hành hạ tôi, nhưng đến mãi sau này tôi mới hiểu nguyên nhân thật sự không phải thế.

Tôi thấy Huy bắt đầu cau mày nên cũng không dám nói thêm nữa, cuối cùng lại vẫn phải cố cười:

- Hơi lạ ạ. Nhưng mà cũng thấy tò mò.

Nghe tôi nói thế, anh mới hài lòng, bảo tôi:

- Cởi quần áo đi, mặc cái này vào rồi leo lên giường.

Hôm ấy, anh dùng roi da quất vào mông, vào lưng tôi không biết bao nhiêu vết. Vừa quan hệ từ đằng sau vừa chửi:

- Có sướng không? Tao làm cho mày sướng không?
- Sướng… em thích lắm…

Thật ra là tôi đau lắm, người thì bị roi da quật, bụng thì bị anh thô bạo làm tình, làm sao mà không đau được? Nhưng mà tôi đâu còn lựa chọn nào? Tôi vẫn là tình nhân của anh, vẫn phải phục vụ anh, để có tiền, để được đi học thì làm trâu làm chó vẫn phải làm chứ đâu dám kêu ca gì.

Huy càng lúc càng hưng phấn, thúc hùng hục vào người tôi rồi lại vung tay quất roi:

- Đúng rồi, chỉ có tao mới làm cho mày sướng thôi, hiểu không. Chỉ có tao thôi, rên to vào, gọi tên tao to vào.

Sau khi Vy trở về, sau tai nạn, sau lần bắt gặp tôi với Nghĩa… ở trên giường Huy như biến thành một con người khác, một con người bạo dâm, biến thái, cuồng loạn mà trước đây tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra nổi.

Đã rất nhiều lần tôi muốn hỏi anh tại sao lại thay đổi như vậy, nhưng thực ra tôi lại nhận ra rằng: Chỉ có khi ở trên giường, sử dụng đủ loại dụng cụ tình dục anh mới thế, anh vừa làm tình vừa chửi bới tôi những câu rất tục tĩu, nhưng hình như càng làm thế anh càng hưng phấn hơn. Còn khi ở dưới giường, anh vẫn cho tôi tiền, vẫn xưng anh em, thậm chí có lần còn ở lại ăn cơm với tôi, khen tôi nấu thức ăn ngon.

Từ lúc ấy, tôi bắt đầu nhận ra rằng: Người đàn ông mà tôi từng rung động đã bắt đầu thay đổi, Huy ở trên giường và khi bình thường khác nhau một trời một vực.
 
Đoạn 11

Sức khỏe của người bị bệnh ung thư diễn biến thất thường, thế nên sau khi truyền loại dịch 4000 USD một chai kia, cộng thêm nằm điều trị tích cực ở Bạch Mai gần hai tháng, trộm vía mẹ tôi khỏe lên được ít nhiều nên các bác sĩ cho về nhà.

Thật ra bệnh này chỉ lay lắt như ngọn đèn trước gió, có lúc tưởng đã tắt nhưng rồi lại có khi cháy bùng lên, dai dẳng hay ngắn ngủi thì cũng không một ai đoán trước được. Khi ấy tôi thì chẳng muốn nghĩ nhiều, chỉ biết có thể làm được gì để mẹ sống thì tôi cũng bất chấp tất cả để làm thôi. Chỉ mong mẹ có thể ở lâu hơn với chị em tôi, kịp nhìn thấy thằng Tý lớn lên, kịp nhìn thấy em tôi nên người, hoặc xa hơn là kịp nhìn thấy tôi có cuộc sống tốt hơn, không phải sống trong tủi nhục như thế này nữa.

Hôm đón mẹ xuất viện, tôi tình cờ gặp Vy cũng đang làm thủ tục ở sảnh tiếp đón. Chân chị ta có vẻ đã đi lại được nhưng vì bó bột lâu ngày nên vẫn còn hơi khập khiễng, người giúp việc phải đứng bên cạnh để phục vụ từng ly từng tý. Tôi thì sợ chị ta thấy mình nên vội vội vàng vàng cầm giấy tờ rồi kéo mẹ ra cổng, không ngờ mới đi được mấy bước đã nghe giọng Vy gọi giật lại:

- Vân à?

Tôi lờ đi, giả vờ như không nghe thấy, nhưng mẹ tôi thì lại nghe được nên dừng lại rồi bảo tôi:

- Ai gọi con kìa.
- Chắc nhầm đấy mẹ ạ.

Mới nói xong thì Vy đã đi lại gần, chị ta cười cười nhìn mẹ tôi:

- Cháu chào bác ạ.
- Ừ. Cháu là bạn Vân à?
- Vâng ạ.

Con người này có ăn có học nhưng bụng dạ lại một bồ dao găm, thâm sâu khó lường. Chị ta có gan thuê người đánh, thuê người diễn trò với tôi, bây giờ người già cả bệnh tật như mẹ tôi, chưa chắc chị ta đã chịu buông tha. Thế nên tôi theo bản năng kéo mẹ về phía sau rồi cũng giả vờ nói:

- Chị cũng ở đây à? Chị bị sao thế ạ?
- Chị đến chụp X Quang xem xương chân đã lành hẳn chưa. Mẹ em bị ốm à?
- Vâng.
- Bác ốm thế nào hả bác?

Mẹ tôi thì không nghi ngờ gì nên vẫn cười:

- Ừ, bác ra đây điều trị.
- Bác bị sao thế ạ? Cháu thấy bác gầy mà xanh lắm.
- Bác đang làm hóa trị, điều trị u ấy mà.
- Bác phải ăn nhiều vào cho nhanh khỏe. Làm hóa trị hại sức khỏe mà cũng tốn tiền lắm. Giờ chỉ có bồi bổ thể chất thì mới đỡ được thôi.

Nghe thấy hai chữ “tốn tiền”, mẹ tôi vô thức quay sang nhìn tôi, bàn tay đang nắm tay tôi cũng trở nên run run. Chị ta đúng là người có trình độ có khác, nói lời nào là thâm lời ấy, không phanh phui luôn mà giống như kiểu dùng lời nói để giết người từ từ.

Đúng lúc mặt tôi đang tái đi, Vy lại giả vờ đon đả:

- Bác đừng lo, cái Vân giỏi lắm, em ấy làm đủ việc đủ nghề để kiếm tiền chữa bệnh cho bác đấy. Bác phải nhanh khỏe vào không lại phụ lòng nó.

Càng để mẹ tôi với Vy nói chuyện, tôi lại càng lo sợ, tôi sợ lỡ chị ta nói ra để mẹ tôi biết chắc bà không chịu được rồi lại đổ bệnh ra đấy, mẹ tôi mới chỉ hơi khỏe khỏe lại thôi, mẹ tôi không thể có bề gì được.

Tôi vỗ vỗ tay để trấn an mẹ mình, sau đó cố cười thật tự nhiên với Vy:

- Em cảm ơn chị nhé. Mẹ em sắp khỏe rồi ạ. Giờ em với mẹ phải đi có việc không lỡ giờ mất, chị cũng điều trị đi cho nhanh khỏe nhé.
- Ừ, thế hai mẹ con về đi.

Vy cũng cười, mắt chị ta liếc tôi một cái làm tôi rét sống lưng, sau đó quay sang bảo với mẹ tôi:

- Cháu chào bác nhé. Khi nào rỗi cháu đến thăm bác sau ạ.

Lúc ngồi trên xe về quê, mẹ yếu nên phải nằm gối đầu lên đùi tôi, tóc bà bây giờ đã bạc trắng cả đầu, phải truyền hóa chất nên nước da cứ thâm đen mai mái, quầng mắt trũng sâu. Tôi thì không biết mình còn ở với mẹ được bao lâu nữa, thương mẹ quá nên cả quãng đường không ngủ mà cứ ngồi vuốt mái tóc thô cứng như rơm của mẹ. Bà ngủ được một lúc, tỉnh dậy vỗ vỗ chân tôi rồi bảo:

- Cái chị kia là bạn con à?
- Vâng, cũng không hẳn là bạn mà chỉ là hơi quen quen thôi mẹ ạ.
- Thế chị ấy nói làm hóa trị tốn tiền lắm có đúng không?
- Không, tốn đâu mà tốn, con đã bảo cái này có tiền bảo hiểm chi trả 80%, con chỉ phải trả 20% còn lại thôi. Mẹ đừng lo
- Thế tiền lương ở công ty con được mấy triệu?

Bình thường, mẹ tôi không hỏi lương của tôi được bao nhiêu, bởi vì tôi lên Hà Nội tính đến nay cũng sáu, bảy năm rồi, từng làm đủ nghề đủ việc chứ có cố định đâu mà hỏi lương.

Tôi cố giả vờ bình thường, trả lời:

- Được sáu triệu mẹ ạ. Nhưng con hay tăng ca, với lại cuối tháng được tiền thưởng doanh số nữa nên giờ lương tầm 10 triệu.
- Làm công nhân mà lương cao thế à? Con nói thật không hay chỉ nói thế cho mẹ đỡ lo thôi đấy.
- Thật mà, mẹ cứ yên tâm mà chữa bệnh, con làm chỗ này tốt lắm. Nộp xong tiền viện phí cho mẹ xong còn ăn ở nữa mà một tháng con vẫn để ra được một ít để tiết kiệm đấy.
- Con có nhớ lời mẹ dặn không? Làm gì thì làm nhưng đừng làm mấy cái nghề linh tinh con nhé, con mà làm những việc đó thì mẹ chết cũng không nhắm nổi mắt đâu. Mẹ thà ốm không có tiền còn hơn phải để con…

Tôi không muốn mẹ nói gở nên vội vàng ngắt lời:

- Mẹ toàn nói linh tinh thôi. Con không làm gì lung tung đâu. Mẹ còn phải sống với con, với thằng Tý nữa chứ.

Nói là nói thế nhưng mẹ tôi vẫn không yên lòng, bà cứ hỏi mãi, hỏi công việc tôi thế nào, tăng ca có vất vả không, đã có ai thích tôi chưa. Lúc mệt quá, hai mắt trĩu lại rồi mà mẹ vẫn nhất quyết nắm tay tôi rồi bảo: năm nay cũng gần hai lăm rồi, thấy có người nào thương và tốt với mình thì đồng ý đi, không cần giàu hay đẹp trai mà chỉ cần tử tế là được, yêu rồi thì dẫn về cho bà xem mặt, bà sợ không còn sống được bao lâu mà nhìn mặt cháu ngoại nữa.

Tôi thì chỉ cười trừ, bởi vì tôi biết chuyện kết hôn đối với tôi còn xa lắm, chuyện sinh con cũng còn rất xa vời, bây giờ tôi không mưu cầu gì nhiều mà chỉ mong mẹ tôi sống thêm được vài năm, có thể nhìn em trai tôi lớn lên, đỗ Đại học, thế là tôi mãn nguyện rồi.

Chỉ là ngày hôm ấy tôi đã không biết, sau này chính tôi là người đã hại mẹ mình đến chết cũng không nhắm nổi mắt, hại em trai tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn quá non dại. Tội lỗi của tôi lớn đến nỗi cho đến tận bây giờ tôi cũng không còn mặt mũi nào để về quê, thậm chí ngay cả việc quỳ dưới mộ thắp cho bố mẹ một nén hương, dập đầu xin tạ tội, tôi cũng không có tư cách gì để làm được.

Mà người trực tiếp hại tôi ra nông nỗi ấy là Vy.

Một tuần sau khi mẹ tôi xuất viện, Vy cũng đến tìm tôi. Tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần từ trước nên khi thấy chị ta đến, tôi không bất ngờ cho lắm. Vy đứng ngoài cửa, nhìn tôi rồi cười nhạt:

- Vào nhà nói chuyện.
- Vâng, chị vào đi.

Vẫn như lần trước, chúng tôi ngồi đối diện với nhau ở bàn uống nước, mở đầu câu chuyện không có đánh ghen, không có chửi bới, chỉ nói chuyện như hai người bình thường.

- Theo tôi nhớ thì đã quá cái hẹn “một tuần” được hai tháng rồi nhỉ? Vẫn chưa đi à?
- Em cũng định tìm gặp chị để nói chuyện, nhưng chị bị tai nạn nằm trong viện, thành ra mãi chưa gặp được.
- Đừng viện lý do lý trấu. Tôi nằm viện thì liên quan quái gì đến cô? Chân cô gãy à hay đầu cô bị mất trí nhớ mà cô bảo không đi?
- Không ạ.
- Làm người thứ ba vẻ vang lắm nhỉ? Vẻ vang đến nỗi mãi không dứt được, cô vênh váo tự đắc thế cơ mà. Cặp với Huy có tiền nên không nỡ dứt ra đúng không?
- Em biết chị với anh Huy yêu nhau, em cũng chưa từng có ý nghĩ chen chân vào chuyện của chị với anh ấy. Hai anh chị nằm viện, xảy ra nhiều chuyện nên em chưa thể đi được chị ạ.
- Tôi thấy cô biện minh giỏi thật đấy. Muốn chấm dứt mà không muốn đi à? Hay là muốn ở lại để moi thêm tiền?

Chị ta khoanh tay, tựa lưng vào ghế rồi nhìn tôi đầy vẻ khinh miệt, tiếp tục mỉa mai:

- Tôi biết những người làm gái như cô thì nói ra chả có câu nào đáng tin cả, đến nhân phẩm với tự trọng còn chẳng có nữa là lời nói. Trước tôi cứ nghĩ mình cứ thử đến nói chuyện đàng hoàng với cô, không phải căng thẳng hay chửi bới đánh đập nhau làm gì. Tôi cứ tưởng mình đối xử với cô như thế thì cô cũng nên biết điều, biết thân biết phận rồi rời xa người yêu tôi. Nhưng mà giờ tôi mới hiểu là “người không thể đánh đồng được với động vật”, vì động vật làm gì được ăn học hay có trí tuệ đâu mà cứ đòi nó phải biết ơn và nghe lời mình. Tất nhiên là loại trừ con chó ra, vì chó cho nó ăn nó còn biết trung thành, không như cô, nhận tiền rồi nhưng vẫn mặt dày ở lại.

Chửi thâm quá, thâm đến mức tôi nghe xong cũng phải nghẹt thở. Nhưng chị ta có quyền đấy mà, chị ta có quyền đánh mắng hay làm gì cũng được, tôi làm kẻ thứ ba thì đâu có tư cách gì mà đôi co hay cãi lại, chỉ biết lắng nghe và tự nhục với chính bản thân mình thôi.

Tôi hít sâu một hơi rồi mới ngẩng đầu lên, đáp:

- Em biết em sai. Em cũng biết anh Huy rất yêu chị, mà chị cũng yêu anh ấy nên mới thuê người đánh em, thuê người tán em để anh Huy biết, em không dám trách chị vì chị có quyền làm thế. Em không biết nói làm sao cho chị hiểu cả, nếu chị đánh chửi mà hả giận thì chị cứ đánh em đi.

Vy bỗng nhiên bật cười, chị ta cười rất nhạt, trong điệu cười ấy là cả sự khinh rẻ tột cùng của chị ta cho tôi:

- Đánh? Loại như cô, đánh chỉ bẩn tay. Cô đừng nghĩ được trèo lên giường với Huy thì tưởng mình được đổi phận từ chó lên voi, đối với tôi, thậm chí đối với cả anh ấy, cô cũng chỉ là một đứa con gái làm tiền không hơn không kém. Chẳng qua cần giải quyết nhu cầu nên Huy mới ngủ với cô thôi, cô đừng tưởng tượng xa quá.
- Em biết, em xin lỗi chị.
- Thế này đi, tôi chẳng có lỗi gì cho cô xin. Nhưng hình như cô thấy tôi hiền quá nên định trèo lên đầu lên cổ tôi đúng không? Tôi cho cô tiền, cho cô thời gian nhưng cô vẫn cố tình khiêu khích tôi, thế thì tôi cũng chẳng cần phải nhẹ nhàng gì với cô nữa. Hôm nay tôi đến nói chuyện với cô cũng chẳng có gì nhiều, tốt bụng đến dặn cô cẩn thận một tý, không đến lúc gia đình ở quê biết được lại mất công đau lòng vì đẻ ra đứa con gái như cô.
 
Thật ra tôi đã có thời gian chuẩn bị nhưng không biết nói sao cho vẹn cả đôi đường, không biết làm kiểu gì thì Huy với Vy mới để cho tôi yên. Tôi sợ chị ta làm gì đến mẹ và em tôi nên vội vàng nói:

- Chị định làm gì?
- Làm gì từ từ rồi biết.
- Eem bây giờ chẳng còn cái gì nữa đâu. Mẹ em còn đang bị ung thư, nếu như chị làm gì đến người nhà của em, bị bức đến bước đường cùng thì có lẽ em sẽ chó cùng dứt dậu luôn đấy. Lúc đấy vào tù cũng được.

Vy đột nhiên đổi cách xưng hô, chị ta trừng mắt nhìn tôi, chắc không nghĩ là tôi dám cãi chị ta như vậy:

- Mày dọa tao đấy à?
- Không, em không dọa đâu. Em chỉ đang nói cho chị biết em nghĩ gì thôi. Chị biết mà, chị có tất cả mọi thứ, có gia đình giàu có, có cuộc sống sung túc, người ngoài nhìn vào cũng nghĩ chị với anh Huy môn đăng hộ đối nữa. Còn em, em có gì đâu? Ngoài gia đình ra thì em có gì đâu. Nếu em mà có tất cả như chị thì em còn phải cặp bồ làm gì, bán thân kiếm tiền làm gì.

Tôi vừa nói xong thì Vy cầm cốc nước hắt thẳng lên mặt tôi, chị ta nghiến răng nói:

- Mày có tư cách quái gì để to họng với tao thế hả? Mày thấy được nước nên muốn trèo lên đầu lên cổ tao đúng không? Mày chó cùng dứt dậu tao thử xem nào, mày dọa ai chứ dọa tao thì mày nhầm đối tượng rồi đấy.

Nước lạnh chảy từ đầu xuống cổ, nhỏ tong tong, ướt hết cả áo tôi. Hôm nay tôi không đi học nên chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, giờ bị nước dính vào nên áo dán chặt vào người, làm nổi lên mất vết hôn đỏ lẫn vết roi da đêm qua Huy để lại.

Vy thấy thế lại càng điên, dù chị ta đã cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể rồi nhưng hai mắt vẫn long sòng sọc. Tôi không che đậy vết thương, sợ chị ta hiểu lầm mình cố tình mà chỉ lấy tay quệt nước trên mặt, bình tĩnh nói:

- Không, em không dọa. Chị cũng có gia đình, có bố mẹ, chắc chị cũng phải hiểu được một phần lý do tại sao em nói thế.
- Nếu mày biết thương bố mẹ mày thì mày đã chẳng lên đây làm gái kiếm tiền. Ngủ với người ta rồi còn kiếm tiền được tiền mang về vẻ vang quá đúng không? Nếu mẹ mày biết tiền chữa bệnh của mày là do mày ngủ với trai mới có được, chắc mẹ mày vui lắm, kiểu gì cũng nhanh lành bệnh.

Tôi nghĩ những lời của Vy nói rất đúng, tiền chữa bệnh cho mẹ tôi đều là tiền tôi ngủ với Huy mà có cả. Trong khi đó mẹ tôi đã dặn dò không biết bao nhiêu lần, dặn tôi dù nghèo khó đến mức độ nào cũng không được bước chân vào cái nghề dơ bẩn ấy. Vy hiểu, chị ta biết rõ nỗi đau trong tôi, chỉ là mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nên không phải con đường ai chọn cũng như nhau.

- Chị có tiền, làm sao chị biết được người ta không có tiền thì thế nào.
- Nói như mày thì cứ ai nghèo là đi làm gái hết à. Tao đã cho mày thời gian, cho mày tiền, đối xử với mày tử tế, nhưng mày thì sao? Mày không có tự trọng thì cũng nên biết “cho con chó ăn cơm nó sẽ không cắn chủ”. Mày vênh váo tự đắc quá Vân ạ. Mày cứ chờ đấy mà xem.

Nói rồi, Vy xách túi đứng dậy định đi về. Lúc đó tôi không nghĩ được gì nên vội vàng chạy lại, túm lấy áo chị ta:

- Chị cho tôi thời gian. Một thời gian nữa thôi. Giải quyết xong mọi chuyện, tôi thề với chị tôi sẽ đi, tôi sẽ biến mất khỏi Hà Nội này, không bao giờ để chị nhìn thấy tôi nữa.
- Tao từng cho mày thời gian rồi, mày quên à?

Chị ta có vẻ như sợ tôi đụng vào người sẽ làm quần áo mình bẩn nên giơ tay vằng tay tôi ra, không ngờ trong lúc vằng vô tình lại dẫm lên mấy vệt nước từ trên người tôi giọt xuống sàn, thế là trượt chân ngã rầm một cái.

Tôi thấy chị ta ngã cũng hoảng, vội vội vàng vàng lao lại nâng Vy dậy, rối rít hỏi:

- Chị có sao không?

Chị ta đau tái xanh cả mặt, ánh mắt nhìn tôi như kiểu hận đến thấu xương, chỉ muốn moi tim tôi ra. Tôi thì cứ nghĩ chỉ ngã một cái chắc không sao, mãi sau khi đưa Vy đến bệnh viện mới biết xương chân chị ta vừa mới liền, giờ tự nhiên bị ngã như thế nên gãy lại rồi.

Dù vô tình hay cố ý thì tôi cũng là người đã gây ra chuyện, thế nên trong lúc Vy bó bột tôi không dám về mà cứ sốt ruột đứng chờ ngoài cửa phòng. Một lúc sau Huy đến, vẻ mặt cau có khó chịu, anh nhìn tôi, còn tôi thì sợ nên chỉ dám cúi gằm mặt, lí nhí chào:

- Anh ạ.
- Cô giỏi thật đấy, đúng là quá giỏi.
- Em… xin lỗi. Em không cố ý làm chị ấy bị gãy chân. Em xin lỗi anh. Em sai rồi.
- Cô đừng xuất hiện trước mắt tôi nữa, đi đâu thì đi, đi nhanh lên.

Người yêu bị gãy chân đến lần thứ hai, mà lần này lại còn do tình nhân của mình làm nên Huy không đánh tôi là may rồi. Tôi không dám ho he gì mà chỉ “vâng” một câu rồi vội vàng quay đầu bỏ đi, nhưng tôi chỉ đi được một quãng rồi lại vòng lại, tôi cố ý chờ anh vào phòng thăm Vy, nghe xem anh giải thích gì với chị ta rồi mới đi.

Tôi biết, tương lai của tôi sau này thế nào đều có trong câu chuyện mà hai người sắp nói đây cả.

- Anh còn đến đây làm gì, em không muốn gặp anh.
- Em bị gãy chân thế nào?
- Anh nghĩ xem là do ai làm mà anh còn hỏi được câu ấy.
- Đang đau chân thì đừng có cáu giận nữa, không tốt đâu.
- Em cáu giận? Em cáu vì cái gì anh biết rõ nhất phải không?
- Có chuyện gì sao em không hỏi thẳng anh mà đến tận đó làm gì. Giờ gãy chân lần thứ hai thế này thì anh phải ăn nói với bố mẹ em kiểu gì đây.
- Hỏi thẳng anh? Được, thế tại sao anh không thẳng thắn với em mà lại muốn em hỏi thẳng anh?

Huy im lặng một lúc, lát sau tôi nghe anh nặng nề trả lời:

- Anh với Vân chẳng có gì.
- Không có gì? Đến bây giờ mà anh vẫn nói câu đấy trước mặt em được à? Không có gì mà anh bỏ tiền ra thuê nhà, nuôi nó, đến ngủ với nó à?

Tôi đứng ngoài cửa, lần đầu tiên nghe Vy và Huy nói chuyện trực tiếp, tôi nhận ra mâu thuẫn của hai người họ nặng nề hơn mình tưởng. Trước đây tôi cứ nghĩ Huy chỉ đối xử với mỗi mình hờ hững như thế, nhưng giờ mới biết ngay cả với người yêu anh cũng rất lạnh nhạt, lẽ ra khi bị phát hiện ra có tình nhân bên ngoài phải rối rít xin lỗi rồi dỗ dành để Vy nguôi ngoai, thế nhưng Huy lại chẳng làm thế.

- Tự nhiên em bỏ sang nước ngoài mấy năm, anh là đàn ông, em bảo anh nhịn kiểu gì? Nếu em không đi du học, em với anh có như bây giờ không?
- Bây giờ anh lại đổ lỗi cho em phải không? Đúng đấy, vì em hết. Vì em nên bây giờ anh mới phản bội em, ngủ với người ta. Đàn ông các anh biện minh hay thật. Thế giờ em ngủ với người khác thì anh định sao? Anh có tha thứ không hay là chia tay?
- Thế giờ em muốn chia tay phải không?
- Tùy anh nghĩ.
 
Bên trong lại im lặng. Tôi đoán Vy không muốn chia tay nên mới hết lần này đến lần khác hại tôi, mỗi tội tính chị ta kiêu căng nên mới không xuống nước trước.

Một lúc sau, trong phòng lại vọng ra tiếng Huy nói:

- Vy. Anh nói này, có nhiều cái bỏ qua rồi thì sau này khó tìm lại được lắm. Anh cũng không muốn em với anh ra như thế này. Em cứ suy nghĩ đi, nếu có thể quay lại vui vẻ như ngày xưa thì anh sẵn sàng tiếp tục, còn nếu em muốn dừng lại thì anh cũng chẳng biết nói làm sao cả, đành phải đồng ý thôi.
- Em biết anh là đàn ông, anh có nhu cầu. Lúc em không ở đây có thể anh đi sai đường vì hai chữ “nhu cầu” ấy. Thế nên em mới âm thầm tìm đến Vân, em hy vọng hai người chấm dứt với nhau theo một cách nhẹ nhàng nhất, vì em không muốn mình cãi nhau nữa hiểu không Huy. Nhưng tình nhân của anh thì sao? Em đến nói chuyện đàng hoàng, cô ta chửi bới, còn xông đến xô em ngã gãy chân. Anh bảo sau này em quay lại với anh thế nào được? Quay lại anh rồi vẫn phải nơm nớp lo bị người ta hại nữa à?
- Bình thường Vân không phải người như thế, chắc hiểu lầm gì nên mới…
- Anh còn bênh nó à?
- Không.
- Khi nào anh chấm dứt với nó thì mình nói chuyện tiếp, còn không thì thôi. Cứ coi như em với anh chẳng còn gì để nói.

Huy ngừng lại một lát, tôi nhìn qua ô cửa kính thấy sắc mặt anh có vẻ rất chán nản, giống như kiểu mối quan hệ của hai người đã mưng mủ quá lâu cho nên người trong cuộc đều có cảm giác vô cùng mệt mỏi. Cuối cùng anh nói:

- Em nghỉ sớm đi. Anh gọi điện thoại cho bố mẹ em rồi, chắc giờ hai bác cũng sắp đến.

Nói xong, Huy đứng dậy định đi, tôi cũng sợ bị phát hiện nên đang quay người bỏ đi thì lại nghe tiếng Vy nói:

- Huy.
- Ừ.
- Anh có còn yêu em nữa không?

Bước chân của anh ngừng lại, mà bước chân của tôi cũng vậy. Không hiểu sao lúc ấy tôi cảm thấy rất hồi hộp, cứ đứng im nín thở chờ đợi câu trả lời. Kết quả sau một lúc yên lặng, Huy đáp:

- Anh nói rồi, nếu có thể quay lại vui vẻ như ngày trước, thì mình tiếp tục. Dù gì anh với Vân cũng chẳng có gì, anh cho tiền, Vân phục vụ nhu cầu, thế thôi.
- Chuyện của bọn mình hai nhà, anh em họ hàng, cả bạn bè nữa cũng biết hết rồi. Em không muốn bây giờ tự nhiên trở thành trò cười cho người ta, anh hiểu ý em chứ.

Huy nói đúng, Vy rất tự kiêu, bởi vì quá tự kiêu nên có lẽ trong tình cảm này ai cũng đều đề cao cái tôi của mình, cuối cùng mâu thuẫn. Nhưng tôi nghĩ dù sao thì bọn họ cũng vẫn còn rất yêu nhau, chẳng qua là vì chưa ai chịu nhường đối phương đấy thôi.

- Em đừng nghĩ nhiều nữa. Giờ đang ốm đau như thế thì nghĩ ít đi. Em có muốn ăn gì không? Anh ra ngoài mua.

Vy thấy Huy xuống nước có vẻ cũng xuôi xuôi, chị ta nói:

- Em tha thứ cho anh một lần này thôi đấy, chỉ một lần thôi. Không có lần thứ hai nữa đâu. Anh chấm dứt chuyện với Vân đi.
- Ăn cháo chim bồ câu nhé, anh đi mua.
- Cũng được. Anh đi nhanh rồi về đấy.
- Anh biết rồi.

Tôi nghe đến đó, cũng thấy hơi đau lòng, mà cũng thấy bản thân thật sự nhẹ nhõm.

Có lẽ, đây là cách tốt nhất để dứt ra khỏi những chuyện rối rắm giữa Huy, Vy và tôi, dù sau này không có tiền để đi học hay chữa bệnh cho mẹ nữa nhưng ít ra tôi còn có tự do, tôi có thể nghĩ cách. Có thể lại tìm một đại gia nào đó để cặp, cũng có thể đi khách như Huyền.

Như thế có lẽ tốt hơn là để đến khi Vy tung hê tất cả, mẹ tôi và em trai tôi biết chuyện chắc chắn sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi, bà đang bị bệnh, bà không thể chịu được cú sốc lớn như thế, thế nên bây giờ tôi ra đi là đúng rồi.

Tôi về đến chung cư là bắt tay ngay vào thu dọn đồ đạc, giờ tôi có lý do để chấm dứt với Huy rồi nên tôi sẽ không ở lại đây nữa, dọn đi sớm ngày nào thì đỡ phải phiền phức ngày ấy, nhất là đỡ phải đối diện với Huy.

Tôi biết tất cả những lời Huy nói là sự thật, ngay từ đầu tôi đã biết chúng tôi chỉ là giao dịch – trả tiền, thế nhưng khi nghe chính miệng anh nói ra, sao tôi vẫn thấy đau lòng thế này…

Đồ của tôi cũng chẳng có gì nhiều nên xếp đầy một valy với một túi bóng đã xong, trước tiên tôi định ra nhà nghỉ thuê tạm một phòng để ngủ tạm đã, ngày mai mới tính xem nên làm gì. Thế nhưng khi tôi vừa kéo valy ra đến cửa thì cũng vô tình gặp Huy từ thang máy đi ra.

Nửa đêm rồi, người yêu anh còn ở bệnh viện, anh đến đây làm gì? Định đánh tôi, chửi bới tôi vì tôi làm người yêu anh bị gãy chân à?

Tôi nghĩ thế nên run run lùi dần vào trong nhà, không dám nói gì mà chỉ nhìn chằm chằm Huy. Thậm chí tôi còn chuẩn bị tinh thần để bị ăn đánh, thế nhưng cuối cùng Huy chỉ chằm chằm nhìn đồ đạc trên tay tôi rồi nói:

- Cô mang đồ đạc đi đâu đấy?
- Em…
- Đi đâu?

Tôi sợ nên nói lắp ba lắp bắp:

- Em định… dọn…
- Đi theo trai đúng không? Đi đú đởn đúng không?
- Không ạ. Lúc nãy anh chẳng bảo em đừng xuất hiện trước mặt anh nữa còn gì. Giờ em đi đây.
- Giỏi, cô giỏi thật.

***
 
Đoạn 12

Nói xong, Huy lại lôi xềnh xệch tôi vào trong nhà, quăng tôi lên giường rồi gào lên:

- Cô muốn phá tôi với Vy đúng không?
- Không, không phải. Huy, bỏ em ra.
- Bỏ à?

Anh cởi quần áo rồi nằm đè lên người tôi, không báo trước đã thô bạo đâm thẳng vào người tôi rồi chuyển động điên cuồng:

- Định đi đâu? Phá xong rồi phủi tay trốn mất đúng không? Trốn đi theo thằng kia đúng không?

Thân dưới của anh thúc vào người tôi như điên như dại, tôi đau đến mức không thể thở được, chỉ có thể luôn miệng van xin:

- Em xin anh, anh bình tĩnh đã.
- Bình tĩnh? Muốn tôi bình tĩnh thế nào? Cô biết Vy từ lúc nào?
- Chị ấy đến tìm em, em không tìm chị ấy.
- Sao cô xô Vy gãy chân? Sao cô làm thế, hả?
- Em không cố ý, Huy, em không cố ý thật mà.
- Giờ cô phải trả giá cô hiểu chưa? Cô phải phục vụ tôi cho đến khi nào Vy lành lại thì thôi. Hiểu chưa?
- Anh bảo với Vy là sẽ chấm dứt rồi với em rồi cơ mà.
- Không chấm dứt… KHÔNG.

Sau khi bị tai nạn, mỗi lần anh làm tình đều như biến thành một con người khác, cuồng dã hoang dại, điên loạn bất chấp, thậm chí ngay cả đến những từ chửi bới tục tĩu để tăng sự hưng phấn tôi nghe cũng đã quen. Thế nhưng hôm nay, cực hình mà anh đang trừng phạt tôi có vẻ nặng hơn thường ngày rất nhiều thì phải.

Tôi đau quá chỉ biết lắc đầu nguầy nguậy, nước mắt ướt nhòe trên mặt, lúc này không thể nói được gì, chỉ biết khóc. Lúc đó tôi thật sự không hiểu tại sao Huy lại cứ phải như thế, vì Vy gãy chân nên mãi chưa thể quan hệ, hay là sĩ diện đàn ông, vẫn còn chưa muốn đá tôi?

Cho đến mãi sau này gặp lại, tôi mới biết hóa ra hai lý do ấy không có cái nào đúng cả, mà là vì một thứ khác, một thứ mà ngay cả trong mơ tôi không bao giờ dám nghĩ tới.

Đáng tiếc, tôi đã biết quá muộn, khi ấy tôi và anh đã mãi mãi không thể nào quay về được như ngày xưa nữa.

Sau khi tất cả dừng lại, máu theo dòng dịch màu trắng đục ồ ạt chảy xuống dưới đùi tôi, có lẽ vì quan hệ quá thô bạo nên tôi bị xuất huyết, lúc Huy rút ra, nhìn thấy thế cũng phải tái mặt.

- Ngồi dậy lau máu đi.

Tôi nằm xụi lơ trên giường, người ngợm không còn bất cứ cảm giác gì cả, cũng chẳng còn thấy đau đớn nữa. Tôi chỉ mở to mắt nhìn trân trân lên trần nhà, nghĩ đến những chuyện đã qua, nghĩ tới những chuyện sắp đến, tự nhiên lại thấy mình chỉ như một hạt cát bị hết thảy mọi việc lãng quên, hèn mọn và cô đơn không có bất kỳ thứ gì để bấu víu.

- Này, nghe thấy gì không đấy? Ngồi dậy.

Nghe tiếng Huy quát lần thứ hai, tôi bỗng dưng bật cười, rõ ràng là cười mà nước mắt lại rơi đầy xuống bên gối:

- Anh đi về đi. Một lần này nữa thôi, mình chấm dứt. Em chỉ là con cave để anh bóc bánh trả tiền, chấp làm gì.

Lần này, Huy khựng lại một lát, anh nhìn chằm chằm tôi như muốn nói điều gì, rất lâu sau đó lại nằm xuống bên cạnh tôi:

- Tôi cho cô tiền, ngày mai thích mua gì thì mua. Mai tôi tìm nhà mới cho cô.
- Anh vẫn muốn nuôi em à? Anh không sợ Vy biết à?

Bình thường, tôi nghĩ Huy sẽ nói: “Không có chỗ để xả, nuôi cô tạm để quan hệ”, nhưng hôm đó anh lại bảo:

- Cô cứ im lặng nghe theo lời tôi thì không ai biết.
- Anh không sợ nhưng em sợ.
- Có tôi ở đây, cô chẳng phải sợ gì hết.
- Còn mẹ em, còn thằng Tý? Anh có nghĩ không? Mẹ em bị bệnh thế lỡ biết em làm cái nghề này, chắc không chịu được mất. Huy, buông tha cho em đi, anh quay lại với Vy đi, sao cứ phải giày vò em như thế?

Anh không trả lời tôi mà chỉ lạnh lùng nói:

- Tôi có nhiều bằng chứng hơn Vy đấy. Thế nên trong thời gian Vy bị gãy chân, cô phục vụ như cầu của tôi, cuối năm tôi cưới, tôi sẽ cho cô tự do, lúc ấy muốn đi đâu thì đi.
- Anh đang dọa em đấy à?
- Cô thấy tôi có dọa ai bao giờ không? Tôi toàn làm thật.
- Sao anh phải thế, thiếu gì gái cho anh ngủ, sao anh cứ phải thế? Anh không buông tha em được à? Em mệt mỏi lắm rồi. Huy, thật đấy, em mệt lắm rồi.
- Tôi cho cô tiền, cô ra giá đi.
- Tiền? Tiền biết bao nhiêu là đủ hả anh? Bây giờ thì còn nhắc đến tiền làm gì, quan hệ của em với anh, với cả Vy nữa, giải quyết được bằng tiền à?

Huy không nói gì mà lẳng lặng cầm điện thoại, lần này chuyển hẳn cho tôi một trăm triệu, chuyển xong anh bảo:

- Mẹ cô còn phải điều trị dài, tiền này coi như tôi bỏ ra mua cô từ giờ đến cuối năm. Hoặc là khi nào tôi chán, hoặc là khi nào Vy khỏe, tôi sẽ cho cô làm gì cô muốn. Còn giờ cứ phục vụ tôi đi đã, hàng tháng tôi sẽ cho thêm.

Thấy tôi không trả lời, anh lại nói:

- Mai chuyển nhà rồi sẽ không ai biết. Tôi nghĩ cô cũng đủ tuổi để nhận biết thiệt hơn rồi, có tiền để chữa bệnh cho mẹ cô hay là mọi thứ bung bét, tùy cô chọn.

Nghe anh nói thế, tự nhiên tôi lại cảm thất rất buồn cười. Vy dùng gia đình tôi để ép tôi chấm dứt với anh, còn anh lại dùng mẹ tôi để ép tôi phải tiếp tục phục vụ anh. Hai người buồn cười thật đấy, tôi cứ như một sợi dây cao su để anh và chị ta kéo đi kéo lại, cuối cùng người ở giữa phải chịu nhiều đau đớn nhất, lại chỉ có tôi.

Tôi không đáp mà chỉ lặng lẽ xoay lưng lại với Huy rồi nhắm mắt, thực ra tôi cũng chẳng biết phải nói gì cả, anh đã nói như thế nghĩa là đâu cho tôi lựa chọn nào khác, trả lời hay không trả lời đều giống nhau cả thôi.

Huy cũng im lặng, lát sau anh đứng dậy mặc quần áo. Tôi cứ đinh ninh Huy biết tôi đã đồng ý rồi nên đứng dậy mặc quần áo đi về như mọi lần, thế nhưng lúc sau anh quay lại, cầm một chiếc khăn bông rồi tự tay lau máu trên đùi cho tôi.

Lần đầu tiên thấy anh thế, tôi giật mình, lồm cồm ngồi dậy:

- Anh làm gì thế?
- Nằm yên đi.
- Thôi để đấy em lau cũng được. Anh đưa khăn đây cho em.

Huy nhìn tôi vài giây rồi cũng ném khăn trong tay cho tôi. Tôi lau xong còn phải vào nhà tắm rửa lại, đến lúc trở ra mới phát hiện Huy không về mà vẫn nằm trên giường chờ tôi.

Tôi muốn định hỏi anh “sao không về” nhưng chẳng còn sức lực nào để hỏi, cứ đứng bên giường chần chừ nhìn anh mãi, một lúc sau Huy kéo tay tôi xuống rồi còn cẩn thận đắp chăn cho tôi. Anh có vẻ rất mệt, chỉ nói:

- Nằm xuống ngủ đi, anh mệt.

Đêm ấy cũng là lần đầu tiên sau suốt gần hai năm quen nhau, sau khi làm tình anh không về mà ở lại ôm tôi ngủ.

Tôi nằm trong lòng anh không biết bản thân mình nên vui hay nên buồn, cảm giác đêm đến ngủ cùng nhau như vợ chồng nhưng thực ra chỉ là già nhân ngãi. Chẳng lẽ như người ta nói, anh đã “bén mùi” của tôi đến mức tạm thời không dứt bỏ được tôi mà vẫn cứ muốn giữ mối quan hệ này trong bóng tối, bỏ mặc việc người yêu anh đã trở về? Nhưng còn tôi thì sao? Sau này rồi chông gai thử thách gì đang chờ tôi, anh giấu tôi đi thì Vy có phát hiện ra rồi lại tìm cách hại tôi nữa không, tôi cũng không rõ nữa.

Tôi suy nghĩ rất lâu rồi cũng nặng nề chìm vào trong giấc ngủ, cả đêm đó, thỉnh thoảng Huy vẫn chạm tay vào đùi non của tôi xem có thấy máu không, khi thấy ở đó khô ráo, không còn chảy máu nữa lại mới yên tâm nhắm mắt ngủ tiếp.

Ngày hôm sau, anh chở tôi đến một chung cư khác cách nơi tôi đang ở khoảng 5, 6kilomet, cũng gần trường tôi học. Vào đến nhà, anh đưa chìa khóa cho tôi rồi dặn dò:

- Cứ ở đây, khu này an toàn. Ai có thẻ chung cư thì mới ra vào được thôi.
- Vâng.
- Chiều anh bảo thợ đến lắp điều hòa, em xuống bấm thang máy cho người ta lên.
- Em biết rồi.

Nói rồi, Huy lại rút từ trong ví ra một xấp tiền, bảo tôi:

- Cầm tiền, nhà thiếu cái gì thì đi mua. Tý nữa rỗi thì vào viện khám xem có việc gì không mà hôm qua lại chảy máu.
- Chắc không việc gì đâu anh, anh đừng lo.
- Cứ đi khám đi.
- Vâng. Giờ anh về luôn à?
- Ừ. Em ở đây, thỉnh thoảng anh đến thì anh gọi. Em có trốn đi đâu thì anh cũng tìm ra, thế nên không phải trốn mất công.

Tôi cười nhạt. Tôi trốn làm gì, có trốn được đi đâu đâu, mẹ tôi em tôi còn ở quê, mà chắc dăm bữa nửa tháng nữa bà lại phải lên Bạch Mai điều trị, tôi trốn được ở đâu bây giờ.

- Em biết rồi, em không đi đâu, anh đừng lo.
- Ừ, nghỉ đi, anh về đây.
 
Sau khi Huy về, tôi chờ thợ đến lắp điều hòa xong thì gọi điện rủ Huyền đi uống rượu. Mấy hôm nay nó cũng đói vêu mồm, nghe thấy tôi rủ cái là đồng ý đi luôn.

Hai đứa tôi ra quán ốc ở ngay gần quán Karaoke ngày xưa, gọi mấy bát ốc ra với cả hai chai rượu trắng, vừa nhâm nhi, vừa nói chuyện.

Huyền bảo:

- Có chuyện gì mà mày lại gọi tao đi uống rượu. Lâu rồi không được tiếp khách nên nhớ nghề à?
- Ừ, tự nhiên lại thèm rượu quá mày ạ. Muốn uống cho quên sự đời đi thôi.
- Làm sao, kể tao nghe.

Tôi chậm chạp kể lại chuyện vừa qua cho Huyền nghe, nó nghe xong thì rú lên:

- Ơ mẹ, ông này sao buồn cười nhỉ? Dị dị kiểu gì ấy. Lạnh lùng, nắng mưa thất thường. Hay là ông ấy cũng thích mày thật?
- Thích gì mà thích, chắc bà kia lại gãy chân, không có chỗ xả nên mới đến tìm tao.
- Điên, người như lão thiếu gì gái theo. Tao nghiêng về khả năng lão ấy thích mày hơn. Không phải thích theo kiểu yêu đương, mà thích cơ thể mày, thích làm tình với mày.
- Chịu đấy, giờ tao chỉ lo cho mẹ tao thôi. Tao sợ bà Vy mà nói ra hết, mẹ tao không chịu được.
- Ừ, thế thì một là mày bàn với ông Huy cách giải quyết, hai là chấm dứt luôn, chứ để đến tai mẹ mày thì mệt lắm. Người khỏe thì chả sao chứ người đang bệnh thì…
- Tao bàn rồi, ông Huy bảo tao chuyển chỗ ở, còn bảo tao khi nào ông ấy cưới vợ, ông ấy mới cho chấm dứt. Tao mà cãi lời thì đừng trách ông ấy.
- Mẹ, lằng nhằng bỏ mẹ. Một đứa ép mày bỏ, một đứa lại nhất quyết không bỏ, chỉ có mày khổ thôi.
- Ừ, chẳng biết sao nữa. Tao không muốn làm người thứ ba, mệt quá, giờ chỉ mong thoát được ra ngày nào tốt ngày ấy.

Huyền nâng cốc rượu, uống một hơi hết sạch, nó giơ tay lau miệng rồi bảo tôi:

- Giờ chỉ biết hy vọng mày nhanh được giải thoát thôi. Hoặc là là ông Huy đủ khả năng bưng bít, che giấu được mày.
- Thôi uống đi. Kệ đến đâu thì đến.

Hôm đó, hai đứa tôi đã uống rất nhiều rượu, uống đến mức tôi không về nổi nhà mà phải về phòng trọ của Huyền ngủ. Tôi lảm nhảm bao nhiêu chuyện, còn ôm nó khóc nức khóc nở, tôi bảo tôi mệt mỏi quá, giờ chỉ muốn đi đâu đó thật xa, bỏ mặc tất cả… nhưng mà tôi không đi được, không đi được nên chỉ biết khóc thôi.

Thời gian sau đó, mẹ tôi lại phải lên Hà Nội tiếp tục điều trị. Tôi thì ở chỗ mới, với cả có Huy che chở nữa nên tạm thời Vy chưa tìm ra tôi. Có mấy lần chị ta nhắn tin hỏi tôi dạo này đi đâu, tôi cũng chỉ trả lời: “Giờ em đang thuê trọ ở ngoài”.

Tôi biết như thế là quá trơ trẽn, nhưng tôi không làm cách nào khác được, tôi đâu còn sự lựa chọn nào? Hàng ngày tôi vẫn phải gồng mình lên phục vụ nhu cầu của Huy, sau đó khi xuống giường lại phải căng óc ra lo sợ Vy sẽ biết chuyện của chúng tôi, bên cạnh đó còn phải chạy đôn chạy đáo lo cho mẹ.

Sức khỏe mẹ tôi mỗi ngày một yếu, tỉ lệ nghịch với đó là khoản tiền chi phí cho chữa bệnh và bồi bổ của bà mỗi lúc một tăng lên.

Ngủ với Huy để có tiền cũng không xong, mà chấm dứt với anh vì sợ Vy làm hại đến mẹ tôi thì cũng không được. Rút cục, tôi cứ phải chông chênh đấu tranh giữa đạo đức và đồng tiền, đấu tranh đến mức mệt mỏi, đấu tranh mãi không thôi.

Cứ như thế cho đến một hôm, tôi đang ở trên lớp học thì y tá trong bệnh viện gọi điện thoại, giọng chị ấy hốt hoảng:

- Vân ơi, đến viện ngay đi, đến nhanh lên em.

Tôi nghe xong run đến mức làm rơi cả điện thoại, không có đủ bình tĩnh để xin giảng viên ra ngoài nữa mà đứng phắt dậy, chạy bay chạy biến ra khỏi lớp học, phóng xe như điên đến bệnh viện Bạch Mai.

Lúc tôi đến, mẹ tôi đã yếu lắm rồi, thằng Tý lên chăm mẹ được mấy hôm nên may sao vẫn ở đây, nó ngồi bên cạnh giường nắm thật chặt tay mẹ, hai mắt đỏ hoe. Ở bên cạnh các bác sĩ đang đo huyết áp và dấu hiệu sinh tồn, đo xong lại thở dài rồi chậm rãi lắc đầu.

Tôi lao lại ôm lấy chân bác sĩ, gào lên:

- Bác sĩ ơi mẹ cháu làm sao đấy ạ? Mẹ cháu có sao không hả bác sĩ?

Vị bác sĩ già đã mấy lần bị tôi túm gấu áo cầu xin, bây giờ cũng chẳng buồn nói gì với tôi nữa mà chỉ giơ tay, vỗ vỗ vai như động viên tôi, sau đó bỏ ra ngoài. Tôi hoảng quá mà không biết làm sao cả, lúc đó đầu óc rối tinh rối mù, bò lên giường lay mẹ tôi:

- Mẹ ơi, mẹ tỉnh dậy đi, mẹ nhìn con này, con đến với mẹ rồi này, sáng nay mẹ vẫn khỏe cơ mà, sao giờ mẹ lại thế này.

Thằng Tý thấy tôi cứ lay mẹ như thế thì xông đến, đẩy tôi ra. Hai mắt nó đỏ ngầu và sưng húp, nó cuộn tay lại thành nắm đấm rồi gào lên:

- Chị đi đi, chị cút đi, vì chị nên mẹ mới thế này. Chị cút đi.

Tôi sững người, quay đầu lại mở to mắt nhìn em mình. Em tôi đang sốc nên mới nói thế phải không? Bình thường nó ngoan và nghe lời lắm cơ mà, làm sao lại nói với tôi những lời như thế được?

- Tý, Tý nói gì thế?
- Chị cút ngay. Nhà tôi không có loại người như chị. Chị làm cái gì chị tự biết, chị không phải hỏi. Chị cút ngay đi, đừng để mẹ tôi mở mắt ra thấy cái mặt chị.

Mấy vị bác sĩ trẻ đang cấp cứu cho mẹ tôi, nghe chị em tôi cãi nhau ầm ỏm thế nên một người lên tiếng đuổi ra ngoài:

- Người nhà ra ngoài mau lên, đừng có làm ồn, phiền người khác cấp cứu. Ra ngoài.

Lúc đứng ngoài hành lang, thằng Tý vẫn không thèm nhìn mặt tôi, nó không khóc mà chỉ ngồi thu lu trên ghế chờ. Nước mắt tôi giàn giụa trên mặt, tôi đi lại gần, ngồi xổm dưới đất hỏi nó:

- Tý, chị làm sai cái gì em cho chị biết. Em đừng đối xử với chị như thế. Giờ mẹ đã thế rồi, em còn thế nữa thì chị sống làm sao.
- Chị còn hỏi tôi à? Lẽ ra mẹ không bị thế này đâu, nhưng bà bên cạnh giường đưa cho mẹ xem clip chị bị đánh ghen, chị làm gái ở quán Karaoke rồi cướp chồng người ta, còn cả một đống ảnh nữa. Giờ mẹ biết rồi đấy, mẹ không chịu được nên mới bị thế đấy. Chị giết mẹ rồi chị hài lòng chưa?

Tôi cứng đơ người, muốn giải thích, muốn nói gì đó nhưng không còn sức lực nào để nói bất kỳ thứ gì nữa. Vy đã ra tay rồi, cô ta đã ra tay thật rồi, tôi biết rồi tôi sẽ phải trả giá nhưng sao không nhắm vào tôi, sao không hại mình tôi thôi, tôi gây ra chuyện thì để tôi chịu. Tôi làm gái để chữa bệnh cho mẹ thì là tôi sai à? Tôi sai hay ông trời sai với tôi?

Thằng Tý ngước mắt lên nhìn tôi, trong ánh mắt nó có cả nỗi đau đớn, sự khinh miệt, thậm chí còn có cả sự thất vọng tột cùng của một đứa em dành cho chị mình. Nó vung tay tôi ra, dường như chỉ cần tôi đụng vào người nó thì nó cũng cảm thấy bẩn:

- Ông nội với bố đã dạy rồi, nghèo thì nghèo nhưng không được làm gì trái đạo đức. Chị bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ, chị tưởng nhà tôi cần những đồng tiền bẩn thỉu đó à, tôi không cần. Chị cút đi.
- Tý ơi chị xin em, chị chỉ muốn chữa bệnh cho mẹ thôi. Chị không muốn như thế đâu.
- Chị đừng nói nữa tôi không muốn nghe, chị đi đi.

Tất cả mọi người trong hành lang đều nhìn chị em tôi, tôi không còn nước mắt để khóc, chỉ có thể đứng lên lùi thật xa, tránh xa em mình, tôi sợ nó kích động quá rồi lại xảy ra chuyện gì. Tôi cứ đứng lặng lẽ một góc như thế, một mình chịu đau lòng đến mức không thể rơi lệ thêm nữa, cứ như thế cho đến khi các bác sĩ đi ra, bảo với tôi:

- Bệnh nhân yếu lắm rồi, gia đình vào gặp đi.
- Bác sĩ ơi, cho mẹ cháu truyền thuốc hôm trước đi ạ. Thuốc mua ở nước ngoài ấy ạ. Bao nhiêu tiền cũng được, bác cứu mẹ cháu đi.
- Các mạch máu của mẹ cô đã vỡ hết rồi, giờ không còn ven nữa, mà cơ thể cũng không thể chịu được việc truyền dịch nữa. Người nhà nén đau buồn, vào thăm bệnh nhân đi.

Nói rồi, không đợi tôi trả lời, mấy vị bác sĩ ấy đã thở dài rồi bỏ đi. Tôi với thằng Tý như hóa điên, vội vội vàng vàng chạy vào phòng thăm mẹ. Lúc đó mẹ tôi không thể nói được gì nữa, chỉ có thể mở mắt. Bà thấy tôi, hai mắt trợn lên, môi mấp máy muốn nói nhưng không thể phát âm ra được.

Tôi cầm tay mẹ, lúc này nước mắt mới từ đâu bật ra, cúi đầu khóc nức khóc nở:

- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ ơi, mẹ ở lại với bọn con, mẹ đừng đi mẹ ơi. Con sai rồi, con sai rồi.

Khóe mắt mẹ tôi cũng chảy ra một giọt nước, nước mắt chảy qua những nếp nhăn hằn sâu ở khóe mắt, chảy qua những vết đồi mồi sương gió vì đã vất vả cả một đời, thấm xuống gối, thấm đến cả ruột gan tôi.

Thằng Tý thấy thế mới tiếp tục lao đến đẩy tôi ra, nó gào lên:

- Đi đi, chị muốn hại chết mẹ à? Đi đi, biến khỏi đây mau lên.

Tôi nhất quyết không đi, tôi bám chặt tay vào thành giường van xin rối rít:

- Mẹ ở lại với bọn con đi mẹ ơi, mẹ đừng để con với thằng Tý mồ côi. Thằng Tý còn nhỏ mà, mẹ ơi, mẹ khỏe lại rồi còn đưa mẹ về quê, hai tháng nữa giỗ bố rồi, mẹ phải khỏi bệnh đi để còn làm cơm thắp hương cho bố chứ. Mẹ ơi.
- …
- Mẹ ơi con biết con sai rồi, con xin lỗi mẹ. Mẹ thương con với, mẹ tha thứ cho con một lần, mẹ ở lại với con, mẹ chửi mẹ đánh con đi, mẹ lấy roi đánh con đi. Con làm sai rồi.

Mắt mẹ tôi mở trừng trừng, bà nhìn tôi, đến khi những vạch nhấp nhô yếu ớt trên máy đo chuyển thành một đường ngang dài, bà vẫn nhìn chằm chằm tôi.

Ánh mắt bà chứa đầy sự thất vọng, đau lòng, còn cả tự oán trách mình, ánh mắt ấy tôi ghi nhớ cả đời không làm sao quên được.

Thằng Tý thấy máy kêu “tút tút” ầm ỹ thì khóc rống lên như một đứa trẻ, các bác sĩ y tá cũng từ bên ngoài chạy vào, người này người kia kiểm tra một hồi, cuối cùng đắp một chiếc khăn màu trắng lên mặt mẹ tôi.

Thế là mẹ tôi đã ra đi thật rồi, ra đi trong tức tưởi, ra đi không nhắm nổi mắt… Con bất hiếu mẹ ơi!!!
 
Đoạn 13

Tôi thuê xe của bệnh viện để đưa mẹ về quê, suốt cả đoạn đường chỉ có hai chị em tôi ngồi bên xác mẹ, lúc khỏe thì khóc, lúc mệt quá thì ngồi tựa vào ghế, trơ mắt vô hồn nhìn mẹ nằm đó như đang say giấc ngủ.

Hai chị em tôi không ai nói với ai một lời, mãi đến khi xe cấp cứu lăn bánh đến địa phận quê tôi, tôi mới dám ngước đôi mắt đã sưng húp của mình lên nhìn thằng Tý:

- Tý ơi, chị xin lỗi.

Nó không thèm trả lời, chỉ lặng thinh nắm thật chặt đôi bàn tay chỉ còn da bọc xương và đầy vết máu đen đỏ do bị vỡ ven của mẹ tôi. Mẹ mất rồi, em trai cũng không tha thứ cho tôi, ruột gan tôi đau như đứt thành từng đoạn một, khóc rống lên:

- Tý ơi em nói gì với chị đi. Giờ mẹ chết rồi, chị chỉ còn mỗi mình em thôi, em nói gì với chị đi.
- Tý nữa về đến nhà chị đi đi. Chị đừng bước vào nhà không ông nội với bố ra đón mẹ lại thấy cái mặt chị.
- Chị xin lỗi mà, chị chỉ muốn kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ thôi, chị không muốn thế đâu.
- Lúc mẹ còn sống đã dặn chị làm sao? Chị quên rồi à? Chị làm nghề đó kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ, nhưng chính cái nghề đó lại giết mẹ rồi đấy. Chị giết mẹ rồi, chị không xứng làm chị tôi, chị cút đi.
- Chị xin em, chị van em, em tha thứ cho chị. Em mà cũng bỏ chị thì chị chết mất đấy Tý ơi, chị còn mỗi em thôi.
- Tôi không bao giờ tha thứ cho chị, không bao giờ. Tôi có phải bỏ học đi phụ hồ thì tôi cũng không cần loại như chị nuôi. Tôi sợ cầm tiền của chị lắm, tiền của chị thế tôi không tiêu nổi đâu.
- Em ơi sao em lại nói thế. Em mới lên cấp ba thôi, em sắp học lớp 11 rồi sao em lại bảo bỏ học đi phụ hồ. Em phải đi học chứ, đi học còn thi vào Đại học điện lực cho bố mẹ thấy nữa chứ. Chị hứa với em chị sẽ làm việc tử tế, chị đi rửa bát thuê như ngày trước kiếm tiền nuôi em đi học, được không em, em đừng bỏ học được không em.
- Chị im đi. Chị nói chị đi rửa bát thuê à? Rửa bát thuê mà chị ôm mấy thằng già bằng tuổi bố ở trong quán Karaoke đấy à? Chị đừng lừa tôi nữa, tôi lớn rồi, tôi không phải là thằng con nít học cấp hai cho chị lừa nữa đâu.
- Không phải đâu, chị chỉ rót bia cho người ta thôi, chị không làm gì cả. Không làm gì đâu.
- Chị rót bia mà một lúc chị có cả đống tiền để mổ cho mẹ đấy à? Rót bia mà có cả tiền làm hóa trị mấy lần đấy à? Thế thì trên thế giới này ai cũng đi rót bia hết, đi học làm gì nữa.
- Chị xin em đấy Tý, em phải đi học, em đừng bỏ học em ơi, còn một năm nữa thôi.

Tôi thấy thằng Tý bảo nghỉ học đi phụ hồ nên hoảng quá, nhào qua người mẹ rồi cầm tay nó, nó vùng vằng đẩy tôi ra. Đúng lúc đó, xe lại cũng vừa đến trước cổng nhà, thế nên tôi đành gạt nước mắt ngồi xuống rồi nói với chú lái xe:

- Chú ơi, đến nhà cháu rồi, chú cho mẹ con cháu xuống với ạ.

Ở đầu ngõ có lác đác mấy người họ hàng trong nhà đã được tôi gọi điện thông báo trước nên đã đứng chờ sẵn. Nhà tôi nghèo, anh em cũng nghèo, thế nên lúc mẹ tôi bệnh không ai có tiền giúp đỡ được gì, đi lên Hà Nội chăm cũng không được vì họ cũng bận lo việc đồng áng lợn gà. Bây giờ mẹ tôi mất rồi, vài người họ hàng gần nhất mới đến giúp đỡ làm ma chay.

Thằng Tý ôm mẹ tôi xuống xe, lúc tôi định xuống theo thì nó quay lại rồi quát:

- Tôi cấm chị không được vào nhà, chị đi đâu thì đi đi.

Tôi khóc, không dám khóc to mà chỉ dám lau nước mắt vào tay áo rồi định mặc kệ em tôi có cho hay không, tôi vẫn muốn về nhà để lo ma chay cho mẹ. Thế nhưng vừa đi được hai bước đã nghe bà mợ bên nội chửi:

- Con kia cút đi, mày cút ngay đi. Mày bôi tro trát trấu vào dòng họ nhà này giờ còn dám vác mặt về đây à, cút ngay.
- Đây là nhà gốc của ông bà, mày đừng bước chân vào đây cho bẩn cái nhà này.
- Dòng họ nhà tao chỉ còn thằng Tý là đích tôn, còn mày cút đâu thì cút đi. Nhà tao không có loại cháu chắt như mày. Ông nội với bố mày cũng không có loại con như mày, cút.

Tôi biết kiểu gì ở quê rồi cũng sẽ biết chuyện của tôi nhưng không ngờ lại nhanh đến thế, anh em không cho tôi vào nhà mà xua như xua tà, đàn ông thì vào bên trong lo ma chay, còn đàn bà thì đứng canh cửa rồi chửi bới.

Lúc đó, sự day dứt và ân hận vì đã gây ra cái chết của mẹ lẫn nỗi nhục nhã từ những người thân đã khiến chân tôi nặng nề như bị đeo xiềng, không làm sao mà bước nổi. Tôi chưa bao giờ khóc nhiều như thế, khóc đến mức cổ họng khàn đặc, hai mắt lẫn môi sưng húp biến dạng, chỉ dám đứng ngoài nhìn theo mẹ mà bất lực không làm gì được.

Thằng Tý bế mẹ vào đến cửa thì bỗng nhiên ngoái đầu lại nhìn tôi, ánh mắt nó dù chán ghét và thất vọng nhưng lại thấp thoáng một tia thương hại. Tôi đứng từ xa chỉ biết bám chặt vào gốc cây để đứng vững, cố há miệng ra nói mấy từ:

- Chị xin lỗi… Tý ơi…

***

Mấy ngày làm ma cho mẹ tôi, tôi không lên Hà Nội mà cứ lang thang ở gần nhà, không còn mặt mũi nào mà gặp người thân, không dám vào thắp cho mẹ nén hương nên chỉ có thể ở bên ngoài trông ngóng, lúc đói thì mua tạm bánh mì ăn, đêm thì ra nhà trọ ngủ.

Trong mấy ngày này, Huy có gọi cho tôi mấy cuộc nhưng tôi không nghe, sau đó thì điện thoại hết pin nên tôi cũng chẳng quan tâm nữa.

Cho đến hôm hạ huyệt mẹ tôi, chờ anh em về hết rồi tôi mới dám bước đến mộ, quỳ xuống khóc một trận thật to. Khóc cho số phận của tôi, khóc cho những sai lầm của tôi, khóc cả cho những ngày tháng sau này tôi không còn được làm con của mẹ nữa.

Tôi làm gái kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ là sai sao? Tôi gặp gỡ Huy là sai sao? Tôi đi đến bước đường này cũng là sai rồi sao? Ai nói cho tôi biết, những tháng ngày sau này tôi phải làm sao bây giờ, làm sao để chuộc lại lỗi lầm của tôi bây giờ?

Tôi khóc một trận vật vã, lúc mệt quá thì gục xuống thủ thỉ nói chuyện với mẹ, đến gần chiều tối mới đứng dậy lững thững đi bộ về nhà cậu. Cậu mợ tôi nhà cũng nghèo không khác gì nhà tôi là mấy, lại còn đẻ nhiều, đẻ đến sáu đứa con toàn là gái, thế nên mẹ tôi bệnh tật như thế cũng không thể giúp được gì vì không có tiền.

Cậu vừa thấy mặt tôi đã chửi:

- Mày còn dám vác mặt đến đây à? Mày cút ngay khỏi nhà tao.

Tôi không còn nước mắt để khóc, người ngợm cũng chẳng còn tý sức lực nào mà chỉ có thể quỳ sụp xuống trước mặt cậu:

- Cậu ơi, cháu đến nhờ cậu một việc rồi cháu đi ngay. Cháu sẽ đi ngay cậu ạ, cháu sẽ không bao giờ về quê nữa, không bao giờ để cậu thấy mặt cháu nữa. Cháu biết tội của cháu không thể tha thứ được, chỉ xin cậu giúp cháu một việc thôi.

Cậu tôi hai mắt cũng đỏ hoe, không nói gì mà bỏ lên ghế rít thuốc lào, mợ với mấy đứa em đứng ở cửa bếp nghe ngóng, nhìn tôi chằm chằm.

Tôi rút ra một chiếc phong bì, trong đó là tất cả số tiền còn lại của tôi, dùng hai đầu gối quỳ dưới đất để đi lại gần cậu:

- Đây là tiền tiết kiệm của cháu, cháu xin cậu cầm lấy rồi nuôi thằng Tý đi học, nó sắp lên lớp 11 rồi, nó không thể nghỉ học được. Cháu xin cậu đón nó về nuôi rồi khuyên nhủ nó tiếp tục đi học hộ cháu. Nó không nhận tiền của cháu nữa, nó cũng không gặp cháu nữa, giờ chị em cháu mồ côi rồi, cháu không nhờ được ai nữa, chỉ biết đến đây xin cậu thôi. Cháu xin cậu giúp cháu với, cậu thương em cháu với.
- Tiền này mày làm cái gì để kiếm ra được, mày bảo tao cầm kiểu gì.
- Cháu xin cậu, cháu biết cháu sai nhưng thằng Tý còn phải đi học, nó không thể nghỉ ngang được cậu ơi. Cháu xin cậu, cậu giúp cháu nuôi thằng Tý với. Cháu sẽ đi khỏi đây không về nữa, cháu sẽ vào Sài Gòn làm công nhân, cháu sẽ gửi thêm tiền nuôi nó về cho cậu, cháu sẽ kiếm những đồng tiền sạch sẽ. Cậu ơi cậu giúp cháu đi.

Sau khi tôi van lạy một hồi, cuối cùng cậu tôi cũng chịu nhận số tiền ấy. Tôi biết thằng Tý sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi hay nhận tiền của tôi nữa nên chỉ có thể làm thế, nhờ cậu chăm sóc em tôi rồi tôi mới đi.

Tôi về nhà, đứng trước cửa mấy tiếng mà không dám vào, cứ nhìn chằm chằm vào bàn thờ mẹ rất lâu, rất lâu, sau đó lại quỳ xuống dập đầu lạy tổ tiên.

Tôi vừa lạy vừa khóc, khóc đến chết đi sống lại nhưng không một ai mảy may quan tâm, người qua đường cũng nhìn tôi bằng ánh nhìn khinh rẻ rồi bỏ đi. Đúng lúc tôi tuyệt vọng nhất thì có một bàn tay ấm áp nhẹ nhàng đặt lên vai tôi rồi nắm lấy.

Tay người ấy rất to, đôi bàn tay thô đặc trưng của đàn ông, bình thường đó chỉ là một hành động rất giản đơn nhưng trong lúc tôi thế này, chỉ một cái nắm vai động viên thôi, cũng làm cho tôi không thể tiếp tục kiên cường nổi.

Huy nói:

- Ổn rồi, ổn rồi.

Tôi nhìn thấy anh, giống như đang vùng vẫy sắp chết đuối nhìn thấy một chiếc phao cứu sinh, chẳng còn nhớ đến việc người yêu anh đã gây ra tất cả những nỗi đau này cho tôi mà nhào lên, ôm lấy vai Huy rồi khóc nức nở.

- Mẹ em chết rồi, Huy ơi, mẹ em chết rồi. Sau này em kiếm tiền làm gì nữa, em chữa bệnh cho ai nữa, huhu, em phải làm sao bây giờ, em phải làm sao bây giờ. Em không muốn sống nữa.
- Em chết rồi thì ai nuôi thằng Tý? Chết là hết nhưng người ở lại thì sao? Nhìn thấy mẹ em không? Chết rồi còn biết gì đâu, em quỳ ở đây lạy mẹ em cũng có biết đâu.

Tôi nói thì không sao, nhưng lúc nghe Huy bảo “mẹ tôi đã chết”, tôi lại không chịu được, tôi hoảng loạn đấm đá vào cấu anh như muốn trút hết mọi đau khổ lên người đàn ông này:

- Tại anh, tại anh. Tại anh hết. Anh là thằng khốn. Sao tôi lại quen anh, sao tôi lại quen anh. Việc tôi ân hận nhất trong đời này là quen anh. Người yêu của anh hại mẹ tôi rồi, hại mẹ tôi rồi.
- Em bình tĩnh đi. Bĩnh tĩnh lại.
 
Tôi gào khóc và đấm đá mệt quá nên một lúc sau đã ngất xỉu. Khi tỉnh lại đã thấy mình đang trên xe về lại Hà Nội, Huy ngồi bên cạnh im lặng lái xe.

Có lẽ cả hai đều mỏi mệt nên không một ai nói gì, tôi nhìn anh mấy giây rồi cũng ngoảnh đầu ra nhìn cửa sổ.

Thế giới này làm tôi mệt mỏi quá, đã có lúc tôi muốn chết, muốn nhảy từ trên cầu xuống, hòa mình vào dòng sông Hồng đục ngầu rồi cứ thế chết đi, chết rồi sẽ hết đau đớn, chết rồi sẽ không cảm thấy khổ sở, chết rồi sẽ không phải day dứt thế này nữa. Nhưng mà… tôi phát hiện ra bây giờ tôi không thể chết được. Huy nói đúng, tôi còn phải sống để nuôi em tôi đi học nữa, chị em tôi bây giờ mồ côi rồi, tôi không đủ dũng khí để bỏ lại em tôi một mình trên đời. Thế nên tôi lại phải tiếp tục sống, sống trong đau đớn và giày vò.

Lúc quay về Hà Nội, anh dẫn tôi đến một quán cơm ở gần chung cư, người ngợm tôi lúc ấy quá nhếch nhác, tóc tai bù xù, lại đi cùng với một người đàng hoàng sạch sẽ như anh nên ai cũng phải ngoái đầu lại nhìn.

Huy gọi ra mấy món ăn tôi thích, gọi cả một tô canh cua nguội cho tôi dễ ăn, tôi thì chẳng còn bụng dạ nào mà ăn uống nên cứ nhìn chòng chọc mấy đĩa thức ăn trên bàn, không hề đụng đũa.

- Em định không ăn à?
- Em không muốn ăn.
- Không muốn cũng phải ăn.

Tôi ngước đôi mắt sưng húp và đỏ ngầu lên nhìn anh, tự nhiên không nhịn được nên nói rất to:

- Anh là cái gì mà ép tôi ăn? Anh nghĩ anh là ai mà lúc nào cũng bắt tôi làm theo ý của anh? Các người thì giỏi rồi, giàu có nên không bao giờ coi cảm nhận của người nghèo bọn tôi ra gì đúng không? Tôi chỉ như con kiến để anh và người yêu anh dẫm đạp thế nào cũng được đúng không?

Tôi chưa bao giờ dám cãi lại, chưa bao giờ dám to tiếng, thế nhưng hôm ấy tôi đã đập bàn quát tháo anh ở nơi đông người. Tôi tưởng Huy sẽ điên lên rồi tát cho tôi vài tát, nhưng cuối cùng anh không những không nổi giận mà còn nhẹ nhàng bảo tôi:

- Vân, ngồi xuống ăn đi.
- Tôi không ngồi. Tôi hận các người. Các người toàn là đồ lòng lang dạ sói. Đồ quỷ đội lốt người.
- Em không muốn sống nữa phải không? Em định chết đói phải không? Mấy ngày này em ăn gì để sống? Em hít không khí cũng sống à?
- Tôi sống hay chết liên quan gì đến anh?
- Anh trả tiền mua em đến cuối năm rồi, em thích chết sao thì chết, cứ sống đến cuối năm rồi muốn chết lúc nào cũng được.

Tôi bật cười, rõ ràng là cười mà nước mắt cứ thế thi nhau lăn xuống. Tôi không muốn đôi co với anh nữa vì mấy ngày vừa rồi tôi đã sống dở chết dở rồi, tôi không còn sức nữa. Tôi phải âm thầm trả thù, nếu tôi chống đối Huy ra mặt như thế, việc trả thù lại càng khó.

Huy kéo tay tôi ngồi xuống bàn, tự tay xới cơm rồi múc thức ăn vào bát tôi. Anh dúi thìa vào tay tôi rồi nói:

- Không phải chết là hết đâu. Còn đứa em đang đi học đấy, muốn nó mồ côi cả bố mẹ lẫn chị à? Ăn đi.

Tôi không cãi nữa, cúi đầu ăn cơm như nhai rơm, cổ họng chát đắng.

Ăn xong, anh đưa tôi về chung cư, trên đường về tôi có thấy Huy nghe một cuộc điện thoại, tưởng là Vy gọi nên tôi cố căng tai ra để nghe, nhưng cuối cùng lại thấy anh nói:

- Bố à?
- …
- Có việc gì đấy ạ?
- …
- Con đang bận.
- …
- Thế thì tý con về. Ba mươi phút nữa.

Về đến nơi, anh chờ tôi tắm xong rồi mới nói:

- Anh về nhà, em ngủ sớm đi, tý nữa nếu còn sớm thì anh đến.

Tôi không trả lời, Huy lại giữ lấy hai vai tôi rồi ép tôi nhìn thẳng vào mắt anh. Mắt anh màu đen, sâu hun hút, bình thường tôi rất thích nhìn anh vì anh đẹp trai, nhưng hôm nay thì tôi chỉ thấy kinh tởm. Kinh tởm muốn nôn.

- Anh nói em đã nhớ chưa?
- Nhớ gì?
- Ngủ sớm.
- Tôi ngủ hay không liên quan gì anh.
- Đừng có ương bướng nữa. Giờ còn có mình em với thằng Tý thôi, sống cho tốt vào, đừng để nó cười mình.
- Nó cười tôi? Cả dòng họ nhà tôi cười tôi, khinh miệt tôi như một con chó rồi đây này, anh biết vì ai không?

Tôi định gào lên: “Vì anh, vì con người yêu tởm lợm của anh đấy, anh biết chưa?”. Thế nhưng chưa kịp nói thì điện thoại của Huy lại đổ chuông lần nữa.

Anh nhìn số gọi đến, thở dài, rồi lại nhìn tôi:

- Mệt rồi thì ngủ đi. Em phải nhớ hai việc, một là em em, hai là đã nhận tiền của anh, không chết được đâu.

Nói xong, anh buông tôi ra rồi mở cửa đi về.

Khi bóng Huy vừa đi khỏi, việc đầu tiên tôi làm là lao vào dọn dẹp đồ đạc, sau đó đặt một chiếc vé tàu hỏa vào Sài Gòn. Bây giờ không còn ai có thể đe dọa tôi nữa, tôi cũng chẳng còn gì để ràng buộc nữa, thủ đô này hoa lệ quá, hoa cho người giàu, còn lệ cho người nghèo chúng tôi. Tôi muốn đi, đi để giải thoát cho bản thân và giải thoát cả cho tương lai của chính mình.

Nhưng mà trước khi đi, tôi còn phải làm một việc.

Lúc trước đưa Vy vào viện, trong lúc chờ bó bột tôi có nghe lỏm được chị ta đọc mã số bảo hiểm, tên và địa chỉ cho bác sĩ. Tôi bắt xe ôm đến nhà chị ta, đứng ở một góc khuất chờ đợi, đứng suốt gần hai tiếng mới thấy Vy ngồi trên xe ô tô đi ra ngoài.

Tôi bám theo chị ta đến một thẩm mỹ viện trên đường Thụy Khuê, lúc Vy vừa bước xuống thì tôi cũng nhào đến, túm lấy tóc chị ta rồi đấm đạp túi bụi:

- Con điên này, mày làm thế phải không? Mày cố tình để mẹ tao biết phải không? Tao đã nói mẹ tao đang bị ung thư, mày trả thù thì hại mình tao đây này, mày đánh mày giết tao đây này, mày hại một bà già bệnh tật như thế à con chó?
- Vân, mày làm gì đấy? Mày có tin tao báo công an không? Bỏ tao ra. Có ai ở đây không, cứu tôi với.

Tôi lao động chân tay quen rồi nên kiểu tiểu thư chị Vy không chống trả được, tôi giơ tay tát liên tiếp vào mặt Vy, vừa tát vừa gào:

- Tao đã nói với mày giờ tao không còn gì, mày dám đụng đến mẹ tao thì tao chó cùng dứt dậu luôn. Hôm nay tao phải giết mày, tao giết mày rồi tao đi tù cũng được. Loại như mày không phải con người.
- Mày làm được thì phải chịu được, bỏ tao ra.
- Bỏ à? Mày đã bao giờ nghèo như tao đâu mà biết, tao muốn như thế à? Tao đã xin mày cho tao thời gian, cho tao thêm một thời gian thôi. Mày muốn đánh tao, sỉ nhục tao sao cũng được, tao chấp nhận hết. Nhưng sao mày làm thế với mẹ tao hả? Mẹ nhà mày, mẹ nhà mày.

Tôi vừa khóc vừa điên cuồng lao vào đánh Vy, mấy người bảo vệ trong thẩm mỹ thấy thế mới ra can. Họ kéo tôi ra khỏi người chị ta, còn tôi thì vẫn gào lên ầm ỹ:

- Bỏ tôi ra, tôi phải giết chị ta. Đồ ác độc, đồ lòng lang dạ sói.
- Mày có gan giết tao không? Loại nghèo rách nghèo nát như mày rồi cũng ngồi tù mọt gông thôi con ranh ạ, mày tưởng đánh tao mà xong à? Loại đàn bà bẩn thỉu.

Thật ra tôi rất muốn giết Vy nhưng tôi biết tôi không thể làm thế, trong lý lịch của em trai tôi không thể có một người chị giết người được, với lại tôi còn phải sống, còn phải làm việc để nuôi em tôi.

Mấy người bảo vệ ở đó thấy thế mới nói:

- Cô này đi về ngay, tôi gọi điện báo công an cô gây rối trật tự công cộng đấy, đi về.
- Bỏ tôi ra để tôi giết chết con ranh kia, tôi phải giết nó. Con ranh Vy kia, mày dám đụng đến người nhà tao một lần nữa, tao thề, tao sẽ phanh thây mày ném cho chó ăn.

Bảo vệ lôi xềnh xệch tôi ra đường, sau đó xô tôi một cái làm tôi ngã dúi ngã dụi, một người chỉ tay vào mặt tôi quát:

- Biến đi chỗ khác, còn lang thang gần đây thì liệu hồn, đây là chỗ người ta làm ăn chứ không phải chỗ cho các cô đánh chửi nhau. Đi về.

Người tôi ngã xuống ngay gần mấy vũng nước, lấm lem hết cả quần áo, đầu gối chà xuống đường bỏng rát. Tôi biết tôi sai nên Vy có quyền đối xử với tôi như thế, nhưng mẹ tôi không có tội, tôi chỉ muốn đánh chị ta một trận để trả thù cho mẹ tôi thôi. Con người có ăn có học nhưng lòng lang dạ sói ác độc như chị ta, bị người nghèo như chúng tôi đánh cho một trận như thế, tôi mới cảm thấy hả dạ.

Tôi gạt nước mắt, đứng dậy bắt một chiếc xe ôm rồi về nhà nghỉ tắm rửa. Làm xong được việc mình muốn làm rồi, tôi không còn lý do gì để tiếp tục ở Hà Nội nữa mà chỉ muốn rời đi thật nhanh, thật xa. Phải đi càng sớm càng tốt nếu không Vy sẽ tìm ra tôi để tiếp tục trả thù mất.

Ngồi trên tàu hỏa, nhìn Hà Nội sầm uất nhưng nhuốm đầy những kỷ niệm đau thương suốt mấy năm qua của tôi, tôi không còn nước mắt để khóc nữa nên chỉ có thể lặng lẽ ngồi tựa vào cửa kính, tự mình gặm nhấm nỗi buồn của bản thân mình.

Sau khi thân thể đã rệu rã cực độ, trí óc tạm thời là một khoảng trống hơ trống hoác khiến tôi cảm thấy mệt mỏi đeo đẳng. Mặc những cảnh vật lướt nhanh qua ô cửa sổ, mặc phố phường, mặc bi thương, mặc hết tất thảy, tôi bây giờ chỉ còn mỗi nỗi tê dại bải hoải, cứ như cả con người đã thiếu hụt đi một mảnh nào đó, song cũng chẳng biết điền vào đâu.
 
Bố mất, mẹ cũng đi rồi, em trai không chấp nhận tôi, cả dòng họ ruồng rẫy. Bây giờ tôi đi học còn có ích gì, níu kéo ở lại Hà Nội còn có nghĩa lý gì. Những chuyện này xảy ra quá nhanh làm tôi chẳng thể có nổi tâm lý mà kháng cự, nhưng suy cho cùng, nhanh như thế cũng tốt, ít ra tôi có thể ra đi khi người khác còn chưa kịp trở tay.

Tôi không tin Vy sẽ tìm được ra tôi, tôi cũng chẳng hy vọng Huy sẽ vì một đứa làm gái mà nhọc công đi tìm. Tôi nhận tiền của anh, anh cũng gieo cho tôi đủ loại rối rắm và bi thương, chúng tôi thôi coi như không ai nợ ai nữa.

Đi được mấy tiếng, tôi mới gọi điện thoại về cho Huyền, sau khi nói cho nó biết mọi chuyện rồi, đầu dây bên kia vọng đến tiếng con bạn tôi khóc nức nở:

- Mày đi đi, tao không trách mày đâu, đời mày khổ quá rồi, đi đi Vân. Một ngày nào đó mày sẽ gặp được một người tốt với mày, bù đắp lại mọi tổn thương của mày.
- Mày làm gì mà nói như tao sắp chết đến nơi thế. Đời còn dài, kiểu gì chẳng còn gặp nhau, mày phải giữ liên lạc với tao đấy, không đến lúc cưới tao chẳng biết đâu mà về tham dự.
- Tao thế này thì lấy chó à? Thằng nào thèm cưới loại gái tã hết date như tao. Mày vào đấy phải giữ gìn sức khỏe, ăn nhiều vào, đừng để đứa nào bắt nạt nhớ chưa.
- Biết rồi, tao vào đấy mua sim mới rồi tao nhắn tin qua.
- Thế mày định làm gì? Không quen biết ai trong đó, tự nhiên vào đấy có biết đường xá rồi chỗ ăn ở không?
- Tao xin ở chùa đã, hôm qua tao liên hệ với một sư cô trong đó rồi, cô cho tao ở mấy ngày trong lúc chờ xin việc làm với cả thuê nhà.
- Khổ lắm thôi, có bằng cấp quái gì đâu mà xin việc tử tế. Mày làm gì thì làm, đừng làm gái nữa nhớ chưa? Vào đó lột xác làm con người khác, sống cuộc đời khác, một đời làm gái một lần là đủ rồi, đừng bao giờ bước chân vào nữa.
- Hôm qua tao đến trường Kế toán, xin họ đổi hệ học rồi. Tao xin chuyển vào trong này học, họ bảo lưu kết quả của tao rồi chuyển vào cơ sở 2 trong này. May thế, có cơ sở 2 nên đỡ phải học lại.
- Ừ, cố lên.
- Tao sắp say tàu rồi, cúp máy đây, khi nào vào đến nơi tao gọi nhé.
- Ừ, nhớ gọi tao đấy.

Tôi vừa cúp máy xong thì điện thoại lại có người gọi đến, lần này là Huy. Tôi nhìn chằm chằm màn hình cho đến khi cuộc gọi chuyển thành nhỡ, cười nhạt rồi định cất đi, sau đó lại thấy tin nhắn đến.

“Em đang ở đâu?”
“Em đừng làm gì linh tinh. Anh đã bảo rồi, chết không giải quyết được gì đâu”
“Em ở đâu anh đến đón em’’
“Vân”
“Cô điên à? Cô đang ở đâu? Để tôi bắt được thì đừng có trách, đi về”

Trước đây mỗi lần anh cáu giận là tôi rất sợ hãi, tôi sợ bởi vì mẹ tôi còn đang nằm viện, tôi cần có tiền chữa bệnh cho mẹ. Nhưng mà, mẹ tôi chết rồi, chết vì anh và người yêu của anh hại. Thế thì anh có tư cách quái gì mà quản việc tôi đi đâu?

Tôi suy nghĩ một lúc rồi nhắn lại: “Từ giờ về sau tôi không muốn gặp lại anh nữa. Hai năm qua tôi chịu giày vò đủ rồi. Tôi làm gái, nhưng tôi có tự trọng, tôi cũng là con người. Người giàu các anh không hiểu thế nào là giá trị cuộc sống đâu. Yên tâm, tôi sẽ không chết. Tôi sẽ chống mắt lên chờ quả báo đến với anh và người yêu anh. Tạm biệt”

Sau đó tắt máy, rút sim vứt ra ngoài cửa sổ, cũng coi như là vứt bỏ quá khứ tăm tối và nhơ nhớp ở lại phía sau lưng, từ ngày hôm nay trở đi, tôi đến một phương trời mới, sống cuộc đời mới, trở thành một con người mới.

Tàu SE chạy xuyên suốt Bắc – Nam, chạy dọc qua chiều dài mấy nghìn kilomet của đất nước, tận tối muộn ngày hôm sau đó tôi mới đặt chân đến ga Sài Gòn nhộn nhịp, chưa quen đường nên gọi một chiếc Taxi rồi đến ngôi chùa mà tôi đã liên hệ từ trước.

Lúc gần đến nơi mới thấy bụng réo òng ọc, một tuần rồi tôi không được hạt cơm nào vào bụng, chỉ ăn bánh mì cho qua bữa, trên tàu cũng mua tạm mấy cái bánh giò ăn lót dạ, giờ mới thấy đói.

Tôi bảo chú lái Taxi:

- Chú ơi, cho cháu xuống quán hủ tiếu đằng trước với ạ. Quán biển màu đỏ kia kìa chú.
- Quán đó ấy hả? Ngon nổi tiếng đấy. Cô người Bắc mới vào à?
- Vâng ạ. Cháu chưa được ăn hủ tiếu bao giờ, đang đói phải thử mới được.

Giờ này cũng đã muộn, tiệm hủ tiếu vẫn còn khách nhưng chỉ lác đác vài người, tôi gọi một tô hủ tiếu đầy đủ rồi chọn một bàn trong góc, ngồi xuống chờ đợi.

Lúc sau chủ quán bê một tô hủ tiếu nóng hổi đến, đặt trước mặt tôi, mùi thơm lừng đặc trưng của món ăn bay theo làn khói, xộc lên mũi. Tự nhiên tôi phấn khích “Oa” lên một tiếng, buột mồm bảo:

- Thơm thế.

Chủ quán cười:

- Cháu mới từ bắc vào à? Hủ tiếu ở quán tôi ngon lắm đấy, ăn thử đi, thấy hợp miệng thì hôm sau quay lại nhé.
- Vâng ạ.

Tôi ăn một mạch hết nửa tô hủ tiếu mới nhớ ra chưa gọi điện thông báo cho Huyền, giờ này chắc nó cũng mới đi làm về, lúc nãy xuống ga tàu tôi đã mua sim điện thoại mới rồi nên tiện tay gọi cho nó luôn.

- Mày à? Tao vào đến Sài Gòn rồi.
- Đẹp không? Có nóng như trên tivi nói không?
- Đẹp, nóng nhưng không oi như Hà Nội đâu, tao đang đi ăn hủ tiếu đây. Hủ tiếu ở đây ngon cực, khi nào mày vào tao dẫn đi ăn.
- Hà Nội cũng có hủ tiếu chứ thiếu giống gì.
- Nhưng ở đây ngon hơn chứ, mày không nghe người ta nói à? Hà Nội có phở còn Sài Gòn có hủ tiếu nhé.
- Thế Hà Nội có trai đẹp, Sài Gòn có gay, mày nghe chưa?
- Nói vớ vẩn, ở đâu mà chẳng có trai đẹp.
- Thế mày tăm tia được anh nào đẹp trai chưa? Nghe nói trong đó trai đẹp toàn bị gay đấy.
- Sài Gòn rộng thế kiểu gì chẳng có trai đẹp, trai đẹp kiểu mỹ nam cực phẩm trong ngôn tình ấy. Yên tâm, tao sẽ tìm một anh đẹp trai, bình thường thì hiền lành nhưng trên giường thì hóa thú, đảm bảo 100% không Gay, dắt về cho mày duyệt.

Khi tôi nói xong câu này, tự nhiên lại nghe một tiếng cười rất nhẹ từ phía sau truyền đến. Lúc đó mới nhớ ra đây không phải Hà Nội, quán ăn buổi đêm này chỉ còn vài người nên rất yên tĩnh, tôi chỉ định đùa với Huyền một tý cho vui thôi, không nghĩ là tất cả mọi người ở đây lại nghe thấy câu đùa hơi “vô duyên” đó.

Tôi bối rối đỏ mặt, chẳng nghe ra nổi Huyền đang lảm nhảm gì ở đầu dây bên kia mà vội vàng nói:

- Thôi, hủ tiếu của tao nguội hết rồi. Tao ăn đã, mày lưu số mới của tao vào nhé.

Cúp máy xong, tôi xấu hổ nên cúi đầu tiếp tục ăn, một lúc sau lại tò mò muốn nhìn xem người ngồi phía sau đã cười tôi lúc nãy, thế là len lén quay đầu lại nhìn.

Ngồi sau tôi là một người đàn ông có vẻ rất cao, anh ta ngồi xoay lưng lại phía tôi nên chỉ có thể thấy áo sơ mi của anh ta màu xanh đậm, mái tóc màu đen được cắt ngắn gọn gàng, trông có vẻ cũng rất sạch sẽ.

Tôi từ từ nghiêng người chếch thêm một ít, nghiêng đến vẹo cả sống lưng mới thấy được một góc khuôn mặt của anh ta, da trắng mũi cao, lông mày đậm, cách ăn uống chậm rãi từ tốn, giống kiểu như con nhà gia giáo được dạy dỗ cẩn thận đàng hoàng.

Chẳng trách lúc anh ta cười cũng nhẹ như thế.

Khi đó tôi thầm nghĩ: Hóa ra trai đẹp chẳng ở đâu xa, trai đẹp ở ngay sau lưng mà mình thì oang oang cái mồm muốn tìm một anh, lại còn ở trên giường hóa thú. Anh ta cười tôi là phải.

Tôi nhìn thêm vài giây rồi quay lại tiếp tục ăn tô hủ tiếu, thực ra cũng chẳng có tâm trạng nào để ngắm trai đẹp nên chỉ tò mò vu vơ thế thôi. Lúc sau ăn xong, đứng dậy tính tiền xong xuôi tôi cũng quên béng mất anh ta mà quay đầu đi thẳng.

Tôi vừa đi được một đoạn thì tự nhiên có một giọng nam trầm ấm dễ nghe truyền đến:

- Này bạn gì ơi.
 
Đoạn 14

Giọng anh ta là giọng người bắc, chất giọng nhẹ nhàng nhưng từ ngữ gãy gọn, không hề mang hơi hướng của giọng người nam.

Mới rời Hà Nội không lâu, ở giữa thành phố rộng lớn nhưng toàn người xa lạ này, tự nhiên được nghe giọng Bắc êm tai như thế, bước chân của tôi chợt dừng lại.

Tôi ngoái đầu, chợt phát hiện ra người đàn ông ở quán hủ tiếu khi nãy đang đứng cách mình không xa, chỗ này trời tối nên tôi không nhìn rõ mặt anh ta lắm, ban đầu cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến dáng vẻ từ tốn khi ngồi ăn lúc nãy kia, bỗng dưng tôi lại thấy an tâm hơn ít nhiều:

- Vâng, anh gọi em ạ.
- Bạn để quên điện thoại này.

Anh ta chìa tay đưa cho tôi một chiếc điện thoại, bấy giờ tôi mới sờ vào trong túi, không thấy điện thoại đâu. Vội vàng nhận lấy rồi rối rít cảm ơn:

- Em cảm ơn anh ạ. Em quên mất. Cảm ơn anh.
- Không có gì.

Anh ta đưa điện thoại cho tôi, gật đầu lịch sự chào một cái rồi mới quay người bỏ đi.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sài Gòn ngay lập tức trở nên tốt đẹp.

Nếu ở Hà Nội thì có lẽ bước chân ra khỏi quán, cũng coi như mất luôn điện thoại, nhưng ở đây thì khác, tôi không những không bị mất điện thoại mà còn có người đuổi theo để trả tận tay cho mình. Dù không kịp xin số điện thoại hay hỏi họ tên của người ấy, nhưng như thế cũng khiến cho tôi có cảm giác khởi đầu ở phương trời mới này vậy là quá tốt rồi.

Chú lái Taxi lịch sự, chủ quán hủ tiếu dễ gần, và người đàn ông có giọng nói ấm áp này nữa.

Tôi nắm chặt điện thoại trong tay rồi rảo bước đi về phía ngôi chùa cách đấy một đoạn. Giờ đó vẫn có ni cô vẫn đang thức ngồi trong đại điện đọc kinh, tôi chờ đến lúc ni cô đọc xong mới dám gọi:

- A di đà phật, con chào thầy ạ. Con là Vân, mới từ Hà Nội vào ạ.
- Vân à? Vân hôm trước gọi điện cho cô đấy phải không?
- Vâng ạ.
- Xách đồ vào trong đi, cô chuẩn bị giường cho con rồi, tối nay ngủ ở nhà dưới nhé.
- Vâng ạ.

Đêm hôm đó, nằm ở trong chùa, tôi mệt nhưng lạ giường, lạ không khí nên không sao ngủ được.

Tôi nghĩ rất nhiều về quê hương, nghĩ về em trai tôi, về Hà Nội, về cả Huy nữa. Không biết bây giờ em tôi sống thế nào, qua mấy ngày rồi có thắp hương đầy đủ cho mẹ không, tối nó ngủ với ai, hàng ngày có đi học không. Rồi còn Huy nữa, anh ta không tìm thấy tôi chắc cũng mau quên thôi nhỉ, rồi sẽ quay lại với Vy, cùng nhau xây dựng một mái ấm toàn vẹn, lãng quên tôi như lãng quên như muôn vàn sự vật khác từng thoảng qua đời.

Tôi ra đi đột ngột thế này chắc phải chông chênh một thời gian rất dài mới có thể quen với cuộc sống mới được, trước kia một thân một mình lên Hà Nội, tôi còn có mẹ để gọi điện về, những lúc mệt mỏi vì làm việc ngày mười mấy tiếng mà được nghe giọng mẹ và thằng Tý là tự nhiên lại có thêm bao nhiêu động lực và chỗ dựa. Nhưng giờ thì hết rồi, ở nơi đây chỉ có mình tôi thôi.

Ngày hôm sau tôi dậy sớm quét sân cùng với các sư, ni cô và lũ trẻ trong chùa. Ngôi chùa này không lớn lắm nhưng nuôi rất nhiều trẻ em cơ nhỡ, có đứa thì bị khuyết tật, có đứa thì bị cha mẹ bỏ rơi, có đứa thì sinh ra đã chẳng biết đến mùi vị sữa mẹ. Tôi đứng một góc nhìn lũ nhóc vui đùa, tự nhiên lại nhớ đến đứa con bé bỏng chưa thành hình của tôi và Huy khi trước, bỗng dưng trong lòng lại không nén được một tiếng thở dài.

Nếu em bé còn, có lẽ bây giờ đã gần một tuổi rồi, chắc sẽ đang bi bô tập nói, không biết sẽ giống Huy hay là giống tôi?

Ni cô đứng bên cạnh, cười cười:

- Vân bao nhiêu tuổi rồi?
- Con sắp hai sáu thầy ạ. Ở đây nhiều trẻ con thầy nhỉ, đứa nào cũng đáng yêu.
- Gọi tôi là Huệ thôi.
- À vâng, thế con gọi cô, cô nhé.
- Ừ. Con vào trong này định tìm việc gì? Một thân một mình vào đây, làm gì cũng phải cẩn thận.
- Tý nữa con định mang hồ sơ đi xin việc cô ạ. Con làm việc gì cũng được, lao động tay chân gì con làm được hết.
- Nhìn gầy yếu, đẹp gái thế này, tìm việc gì nhẹ nhàng mà làm. Cô thấy các nhà hàng ở gần đây hay tuyển nhân viên lễ tân, phục vụ. Con thử đến xin xem.

Trước khi vào đây, tôi có trình bày cho sư cô nghe rồi. Tôi nói bố mẹ tôi giờ đã mất cả, ở Hà Nội tôi không tìm được việc gì để nuôi em nên mới vào đây, sư cô nghe xong thì ngay đồng ý giúp tôi, cho tôi đến tá túc trong chùa vài ngày.

Tôi cười:

- Vâng ạ. Con cảm ơn cô. Cô để con quét cho, con quét tý là xong luôn thôi.

Ăn sáng bằng bánh bao chay với nhà chùa và lũ trẻ xong, tôi bắt đầu ôm hồ sơ đi xin việc. Để tiết kiệm tiền với cả tiện dừng lại, tôi quyết định đi bộ. Trời Sài Gòn nắng như đổ lửa, tôi đội một chiếc mũ nan, tay cầm mấy bộ hồ sơ rồi cứ thế lang thang khắp nơi mọi xó. Cuối cùng, khi đến một nhà hàng lớn ở quận 3, ông trời thương nên cuối cùng tôi cũng xin được việc.

Ở đây không thiếu nhân viên chạy bàn nhưng thiếu nhân viên rửa bát, việc này thì tôi làm được, hơn nữa chỉ phải bắt đầu làm từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, thời gian còn lại trong ngày tôi có thể đi học hoặc ở chùa nấu bữa sáng cho bọn trẻ.
 
Tôi làm ở nhà hàng một tháng, anh chủ có cảm tình nên khi có một ví trí lễ tân nghỉ, ngay lập tức sắp xếp tôi đứng ở quầy để tính tiền.

Chủ quán này tên Nhân, gần bốn mươi tuổi rồi nhưng chưa có vợ, hôm chuyển tôi ra làm ở quầy cứ cười tít mắt rồi bảo:

- Đấy, em mặc quần áo này vào nhìn đẹp với cả đứng người hơn bao nhiêu. Người đẹp như em mà cứ ngồi dưới bếp rửa bát thì phí lắm.
- Anh không sợ em tính tiền nhầm à, từ nhân viên rửa bát mà đưa lên làm lễ tân, công việc khác nhau một trời một vực đấy nhé.
- Anh đọc hồ sơ xin việc của em, thấy chữ em viết đẹp, viết số cũng đâu ra đấy, chắc là ngày xưa cũng được học hành đàng hoàng chứ đúng không?
- Em có được học hành đàng hoàng gì đâu, trước đang học cao đẳng kế toán nhưng không có tiền theo tiếp nên phải bỏ ngang anh ạ.
- Học kế toán à? Thế thì anh chọn đúng lĩnh vực cho em làm rồi đấy. Làm cho tốt nhé, sau cuối tháng mà doanh thu tốt thì anh thưởng thêm.
- Vâng ạ. Em cảm ơn anh.

Từ nhân viên rửa bát đùng một cái chuyển lên nhân viên lễ tân, ở trong quán cũng không tránh khỏi dị nghị chuyện tôi và ông chủ. Nhưng mà cuộc đời tôi cũng gọi là đã trải qua kha khá biến cố và thăng trầm, những lời dị nghị ấy đã không còn ảnh hưởng nhiều đến tôi nữa, tôi giờ chỉ mong mình có một công việc tử tế, kiếm ra những đồng tiền chân chính để nuôi em trai tôi thôi, không nặng nề gì hơn.

Khi tôi nhận tiền lương tháng thứ hai, tôi mới dám gọi điện về cho cậu tôi, hỏi thăm tình hình của thằng Tý.

Ban đầu, gọi mấy cuộc cậu cũng không nghe, tôi thì vẫn cứ gọi đi gọi lại, mãi sau chắc thấy phiền quá nên cậu tôi cũng phải bấm nút nghe máy:

- Alo, cậu ạ. Cháu Vân đây.
- Mày gọi gì mà lắm thế?
- Cậu ơi, cậu có khỏe không ạ.
- Không khỏe để chết như mẹ mày cho mày vui ạ.
- Không phải ạ. Cậu ơi, cháu vào trong Sài Gòn rồi, ở đây cháu làm bưng bê cho nhà hàng, cháu không làm linh tinh nữa đâu cậu ạ.
- Mày làm gì làm sao tao biết.
- Cháu nói thật đấy cậu ạ, cháu không nói dối cậu đâu. Cậu ơi, thằng Tý thế nào rồi cậu, nó có chịu đi học không ạ.
- Lúc đầu nó đòi bỏ học đi phụ hồ nhưng tao không cho đi.
- Giờ nó ở với cậu mợ ạ? Nó có khỏe không ạ.
- Nó sang đây ở rồi, mày không phải lo. Vẫn đang đi học. Hôm qua thấy bảo cô giáo chọn vào đội học sinh giỏi Lý đi thi tỉnh.

Nghe cậu nói thế tôi mừng lắm, hai mắt đỏ hoe. Tôi cười:

- Thế thì tốt quá, cậu khuyên em đi học hộ cháu với nhé. Mai cháu gửi ít tiền về cho cậu, đây là tiền cháu đi bưng bê rửa bát chứ không phải tiền linh tinh đâu cậu ạ, tiền này cháu thay thằng Tý đóng góp tiền sinh hoạt cho cậu mợ. Cậu nhận hộ cháu.
- Thôi, tao biết tiền mày làm kiểu gì ra đâu mà cầm.
- Cậu không tin cháu đưa máy cho anh chủ quán chỗ cháu để cậu hỏi xem có phải không nhé. Cháu làm ở nhà hàng ăn thật mà, cháu không nói dối cậu đâu. Cậu nhận tiền thì cháu mới yên tâm được, cậu coi như đó là tiền của thằng Tý đi. Cháu xin cậu.

Nói mãi, cuối cùng cậu tôi cũng chịu nhận tiền của tôi. Tháng lương ấy tôi được lĩnh sáu triệu, tôi gửi về cho cậu bốn triệu, một triệu rưỡi tôi để trả tiền phòng trọ, còn lại 500 nghìn tôi giữ lại để tiêu.

Tôi ăn cơm trong nhà hàng luôn nên chẳng mất tiền ăn, tôi nghĩ để lại chừng ấy là đủ, không ngờ tự nhiên lại xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Hôm ấy sau khi tan ca, tôi bắt xe bus để về phòng trọ, chẳng hiểu sao có một xe ô tô vượt rất láo, lấn sang làn xe bus rồi vọt qua bên trái xe chỗ cửa lên xuống, đúng lúc đó tôi đang xuống xe, thế là đâm phải tôi.

Tôi bị hất văng đi ba mét rồi đập người xuống đường, lúc đó choáng nên không có cảm giác đau mà chỉ thấy người xung quanh khựng lại rồi la hét. Tôi chớp chớp mắt được vài cái xem đã xảy ra chuyện gì, sau đó mấy giây lại ngất đi.

Khi tôi tỉnh lại thấy mình đang ở trong bệnh viện, xung quanh có mấy y tá bác sĩ đang lay lay tôi. Thấy tôi mở mắt, một người nói:

- Tỉnh rồi.
- Đẩy vào phòng tiểu phẫu đi, khâu vết thương trước đã.

Trong phòng tiểu phẫu, một người bác sĩ với cả hai y tá tỉ mỉ khâu vết thương cho tôi, lúc này tôi mới tỉnh táo nhận ra mình đang nằm viện sau khi bị ô tô đâm, người ngợm khắp nơi đau nhức. Tôi thều thào:

- Bác sĩ ơi, cháu bị có nặng không ạ?

Tay bác sĩ kia đang thoăn thoắt khâu rồi buộc chỉ, nghe thế mới ngẩng đầu lên nhìn tôi. Vì bác sĩ đeo khẩu trang với đội mũ nên tôi không nhìn thấy mặt, chỉ thấy anh ta trả lời bằng giọng bắc, nhìn dáng với cả giọng nói chắc cũng không già lắm, chắc khoảng ba mươi tuổi thôi.

- Gãy mấy cái xương, tổ chức da đầu bị rách một số chỗ, phần mềm bị thương. Giờ khâu đã, ngày mai cô đi chụp CT xong mới biết có bị chấn thương sọ não không.
- Bị nặng thế cơ ạ.
- Còn nói được chắc cũng không nặng lắm đâu.

Bị thế này chắc phải nằm viện hơn một tháng, mà tôi còn phải đi làm nữa, tiền thì mới gửi về quê hết, còn có mấy trăm nghìn sao đủ trả tiền viện phí, thêm nữa khó khăn lắm mới được lên làm lễ tân nhà hàng, giờ tôi nghỉ dài ngày thế người ta cho người khác làm thay chứ ai chờ được tôi.

Nằm viện không có một ai chăm sóc, rồi bao nhiêu thứ lại đè lên vai nữa, thế là tự nhiên tôi tủi thân quá, đang nằm trên bàn khâu mà nước mắt cứ chảy dài.

Y tá tưởng tôi đau nên lấy gạc thấm nước mắt cho tôi rồi hỏi:

- Chị thấy đau à? Đau quá nên khóc hay làm sao? Hay là hết thuốc tê rồi?
- Không. Không đau ạ.
- Thế làm sao lại khóc?
- Em không có tiền nằm viện. Khâu xong cho em về được không ạ?

Nghe xong câu này, bác sĩ kia lại tiếp tục quay đầu lại nhìn tôi, anh ta nhìn một lúc mới bảo:

- Gãy xương cần phải bó bột hoặc nẹp cố định. Còn phải chụp CT xem đầu có ảnh hưởng gì không. Giờ về rất nguy hiểm. Bạn có thẻ bảo hiểm không, bảo hiểm chi trả 80% nếu đúng tuyến.

Tôi lắc đầu:

- Không có ạ. Em mới vào đây nên chưa làm thẻ bảo hiểm.
- Thế liên lạc với người nhà đi, tình trạng này phải nhập viện, không tự ý ra về được đâu.

Nghe đến hai chữ “người nhà”, tôi lại cụp mắt quay đi chỗ khác. Tôi làm gì có người nhà, tôi chỉ có mỗi một đứa em trai đến bây giờ vẫn luôn chối bỏ tôi thôi. Tôi biết gọi cho ai được?

- Em… cũng không có người nhà ạ.

Phòng tiểu phẫu rơi vào im lặng, tất cả đều nhìn tôi như kiểu nhìn một con kiến nhỏ bị rơi vào cốc nước, ướt rượt, yếu ớt và thảm thương. Không có tiền, không có thẻ bảo hiểm, không có nổi một người thân lúc khó khăn hoạn nạn.

Mấy phút sau, bác sĩ kia nói:

- Khâu xong rồi, bạn cứ đóng tiền viện phí nhập viện trước đi rồi tính tiếp nhé.
- Vâng.

Vì bó bột không đi được nên tôi đành phải nhờ một chị y tá đóng viện phí giúp tôi, nhưng lúc đó trong túi có hơn bốn trăm nghìn thôi, không đủ nên chị ấy quay lại bảo tôi “Viện phí tạm ứng hai triệu cơ, còn thiếu một triệu sáu trăm ngàn nữa”.

Tôi chẳng biết nói sao cả, cũng chẳng có cách nào. Tiền trong tài khoản thì tôi có, hàng tháng cứ đúng mùng 5 là Huy lại tự động chuyển cho tôi mười triệu. Tôi đoán một là anh để chế độ tự động chuyển mà quên mất, hai là anh chỉ chuyển theo thói quen. Nhưng dù là lý do nào đi chăng nữa thì tôi cũng không thể dùng số tiền ấy được, lý do thì chắc ai cũng hiểu.

Đúng lúc đang loay hoay thì thấy anh Nhân gọi đến.

- Alo, anh ạ.
- Trưa nay em chốt sổ chưa nhỉ? Hệ thống lỗi, anh kiểm tra mãi mà không được.
- Em chốt rồi ạ. Em có lưu bản excel vào máy đấy, anh tìm ổ D, file Vân Tháng 4 là ra ạ.
- Ừ.
- Anh ơi, em muốn xin nghỉ mấy hôm được không ạ?
- Sao thế? Có việc gì mà tự nhiên lại xin nghỉ thế em.
- Em bị tai nạn anh ạ. Đang trong viện cơ, bác sĩ bảo em phải nhập viện. Anh thông cảm giúp em, cho em nghỉ mấy hôm anh nhé.
- Bị sao đấy, nặng không? Chắc phải thế nào người ta mới bắt nhập viện chứ? Em đang ở viện nào?
- Em ở viện Bình Dân anh ạ.
- Ừ. Cứ nghỉ ngơi đi.
- Vâng, em cảm ơn anh.
 
Cúp máy xong, tôi chỉ lo anh Nhân nói thế nhưng thấy tôi nghỉ lâu vẫn đuổi việc. Không ngờ ba mươi phút sau thấy anh ấy gọi lại một lần nữa, hỏi tôi đang ở khoa nào phòng nào rồi vào thăm tôi.

Anh Nhân lấy ra một hộp cơm cùng thức ăn, chắc là mang từ nhà hàng đến, bảo với tôi:

- Chắc chưa ăn gì đúng không?
- Ngại quá, em bị sơ sơ thôi mà. Anh mất công mang cả thức ăn vào thăm em.
- Sơ sơ gì mà sơ sơ, nhìn em sắp thành zombie đến nơi rồi chứ sơ sơ gì má. Ăn đi, ăn cho mau lại người.
- Dạ, em cảm ơn anh.

Tôi mới ăn được vài thìa thì y tá đi qua lại nhắc đóng viện phí. Anh Nhân nhìn tôi một lúc rồi hỏi:

- Em chưa đóng viện phí à?
- À vâng, tý nữa em ra đóng.
- Chân đau thế này đi lại làm sao được. Cứ ngồi đây, anh đi đóng cho.
- Dạ thôi, anh ơi, anh để em tự đóng, em đi được mà.

Anh Nhân không nghe, vẫn nhất quyết tự mình ra đóng viện phí cho tôi, lúc quay về đưa cho tôi hai hóa đơn, một là hóa đơn viện phí, hai là hóa đơn chụp CT.

Tôi ngại quá nên nói:

- Anh ơi anh đóng tiền cho em thế thì em lấy gì trả anh. Em ngại anh quá.
- Cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi, sau đi làm anh trừ lương sau.
- Em cảm ơn anh ạ. Cảm ơn anh nhiều.
- Em vào Sài Gòn hai tháng rồi mà chưa quen được bạn bè gì hả?
- Có, em quen mấy sư cô ở chùa với cả mọi người trong nhà hàng còn gì.
- Thế còn bạn trai, quen ai chưa?
- Chưa ạ. Em thế này ai thèm thích em đâu.
- Em xinh như thế mà thiếu người thích sao trời, đến anh còn đang thích nữa là.

Tôi gượng cười, trước đây làm gái tôi đã tiếp xúc với đủ loại đàn ông, tất nhiên cũng hiểu anh Nhân nói như vậy là ý gì. Anh ấy là chủ nhà hàng lớn, lại chưa có vợ, nhưng mà không hiểu sao cho đến bây giờ tôi vẫn chưa thể mở lòng ra được, tôi không còn muốn thích ai, yêu ai, thậm chí cả việc xa hơn là lấy chồng rồi sinh con, tôi cũng chưa từng nghĩ đến.

- Anh biết nói đùa thế. À đúng rồi, hôm nay nhà hàng đông khách không anh?
- Cũng đông, mấy bé chạy đi chạy lại cả buổi, trời thì nóng nữa.
- Cố lên, vì sự nghiệp kiếm tiền mà. Có đông khách thì bọn em mới được nhờ, anh nhỉ?
- Ừ, nhanh khỏe đi còn đi làm lại.
- Dạ.

Sau khi anh Nhân về rồi, tôi phần vì đau, phần vì đã ngất cả buổi nên không ngủ được. Tôi cầm điện thoại vào facebook xem linh tinh, cuối cùng ngón tay lại vô thức bấm vào tìm kiếm nick của Huy.

Hai tháng rồi chúng tôi không liên lạc gì, không biết bây giờ anh thế nào, đã lấy vợ chưa hay cuộc sống có thay đổi gì khác không. Chẳng hiểu sao từ khi tôi đặt chân đến Sài Gòn, tôi hận anh nhiều nhưng nhớ anh cũng nhiều, có lẽ vì anh là người đàn ông đầu tiên và duy nhất của tôi cho đến bây giờ, thế nên tôi mới không quên được.

Facebook anh cũng lạnh nhạt hờ hững y hệt như con người anh, thậm chí đến cả một tấm hình đại diện cũng không có, bạn bè thì để chế độ ẩn, tôi lại không kết bạn nên không biết anh đăng những status gì. Tôi kéo qua mấy bài viết về công nghệ anh share ở chế độ công khai, xuống đến bên dưới tự nhiên lại thấy một dòng:

“I would rather be poor and in love with you, than being rich and not having anyone”
Tạm dịch: Thà nghèo mà có tình cảm còn hơn giàu mà đơn độc.

Dòng trạng thái này anh đăng cách đây một tháng.

Tôi đọc xong chỉ biết cười. Anh nhận ra điều này thật à? Có thật là đã hiểu người nghèo như chúng tôi cần gì và muốn gì không? Giàu như anh luôn đơn độc, luôn nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ, mọi thứ phải xoay quanh anh, bao gồm cả tình yêu.

Nhưng giờ anh thấy đấy, giàu không phải là tất cả. Tiền đôi khi có mua được hạnh phúc đâu.

Sáng ngày hôm sau, các bác sĩ đến từng giường để thăm hỏi và khám sơ bộ cho bệnh nhân như thường lệ. Bác sĩ hôm qua khâu cho tôi kiểm tra vết thương của tôi một lúc rồi nói:

- Tý nữa đi chụp CT nhé, xong có kết quả thì gặp tôi.
- Gặp anh ở đâu ạ?
- Phòng phó khoa, tôi là phó khoa.

Tôi nhìn bảng tên trên ngực áo bác sĩ, thấy trên đó có một tấm ảnh 3x4 cùng dòng chữ: Khoa ngoại, bác sĩ Đoàn Minh Dương. Trong ảnh nhìn trẻ với cả đẹp trai, thế mà đã làm đến phó khoa rồi, một là cơ to, hai là cực giỏi. Tôi nghĩ chắc anh ta có cả hai.

- Vâng ạ, em biết rồi.

Sau khi có kết quả chụp CT, tôi chống nạng đến phòng phó khoa, ngồi chờ ngoài hành lang cả tiếng mới thấy Dương về. Anh đọc phim chụp CT của tôi rồi bảo:

- Não không có vấn đề gì, không có máu tụ, sọ không rạn, yên tâm rồi nhé.
- Vâng ạ. Em cảm ơn bác sĩ ạ. Thế chiều nay em có thể ra viện được chưa bác sĩ?

Dương tự nhiên kéo khẩu trang xuống rồi nhìn tôi, hóa ra dưới lớp khẩu trang anh còn đẹp trai hơn cả trong ảnh. Da trắng, mũi cao, lông mày đậm, nhất là đôi mắt rất sáng, nhìn rất sạch sẽ và đạo đức.

Không hiểu sao, lúc ấy tự nhiên tôi lại nhớ đến Huy. Nếu so với Huy thì có lẽ Dương không đẹp trai bằng, Huy cuốn hút theo kiểu lạnh lùng thâm trầm, mặt anh đẹp từng đường nét, từng góc cạnh, mới nhìn đã biết người quyền quý, còn Dương thì đẹp theo kiểu giản dị trong sạch, dễ gần dễ chịu.

Nhưng sao tôi thấy gương mặt của anh ta quen quen vậy nhỉ?

- Tình trạng của bạn như thế này vẫn chưa xuất viện được. Ở lại điều trị đã.
- Khoảng bao nhiêu lâu ạ? Em còn phải đi làm nữa, không ở lâu được ạ. Anh có thể cho em ra viện sớm không, sớm ngày nào tốt ngày ấy ạ.

Dương bật cười:

- Đi viện mà còn kì kèo với bác sĩ nữa hả?
- Không ạ. Tại em nghỉ làm thì mất việc, mà không đi làm thì không có tiền.
- Được rồi, bạn cứ ở lại thêm một tuần nữa. Chân bạn vẫn còn đang bó bột, tạm thời chắc vẫn chưa đi làm được đâu. Hết một tuần mà sức khỏe tiến triển tốt thì tôi cho xuất viện.
- Em cảm ơn bác sĩ ạ, cảm ơn anh.
- Không có gì.

Tôi nằm viện thêm một tuần, trong một tuần này thỉnh thoảng anh Nhân có đến thăm, mua sữa mua cam, mang cơm cho tôi ăn. Anh Nhân hỏi:

- Thế bình thường ai mua cơm cho em?
- Em nhờ chị giường bên anh ạ. Chị ấy mổ u ở ngực, sắp lành rồi, đi lại tốt.
- Ừ, chịu khó chứ biết sao giờ. Cơm bệnh viện làm sao ngon bằng cơm nhà hàng mình được.
- Vâng ạ. Em chỉ nằm thêm hai ngày nữa thôi, sang thứ hai em xin bác sĩ xem có được về không rồi em đi làm anh ạ.
- Cứ nghỉ đi, chân bó bột thế này phải cả tháng chứ đi làm sao nổi.
- Em ngồi ở quầy tính tiền được mà, anh phải tạo điều kiện cho em nhé, cho em không cần đứng dậy mà chỉ ngồi tính tiền thôi. Em tăng ca để bù vào được không ạ.

Anh Nhân bật cười, nói chung anh ấy không đẹp trai lắm, hơi lùn mà da còn đen đen, mắt một mí, nhưng vì anh ấy tốt với tôi nhất nên tôi lúc nào cũng nhìn anh bằng con mắt đầy thiện cảm.

- Em sợ anh đuổi việc em à?
- Vâng ạ. Vất vả lắm mới tìm được một việc tốt, ông chủ lại tốt, em sợ bị mất việc lắm.
- Ừ, được rồi, cứ yên tâm. Anh thích cái đẹp lắm nên không nỡ đuổi việc nhân viên đẹp gái như em đâu. Khi nào đi làm được thì đi.
- Vâng, em cảm ơn anh ạ.
 
Đoạn 15

Trong thời gian tôi nằm viện, ngày nào bác sĩ Dương cũng đến tận giường khám bệnh rồi hỏi han vài ba câu về tình hình sức khỏe của tôi, tôi cũng lịch sự trả lời lại như bệnh nhân bình thường.

Chẳng hiểu sao tôi rất có cảm tình với bác sĩ này, không phải vì anh ta đẹp trai mà cách nói chuyện của anh ta với tất cả mọi người đều rất nhẹ nhàng từ tốn, dù công việc mệt nhọc hay áp lực đến đâu đi nữa thì cũng chưa từng thấy anh ta cau có khó chịu chứ đừng nói là to tiếng quát tháo người nào.

Đối với công việc ngày ngày phải tiếp xúc với đủ loại bệnh nhân như bác sĩ, người như Dương rất hiếm.

Cho đến một hôm trước khi tôi được xuất viện, có một đám côn đồ bị thương xông vào khoa, mấy người bị chém được mấy người còn lành lặn dìu, vừa đi vừa gào lên:

- Bác sĩ, bác sĩ đâu rồi, chúng mày trốn đâu hết rồi, ra đây. Ra khâu cho bạn tao mau lên.

Hôm ấy lại đúng ca trực của Dương, cả khoa chỉ có một bác sĩ với hai điều dưỡng, bảo vệ thấy thế cũng xông lên khoa nhưng mấy tên côn đồ kia có vẻ có số má, lại còn có cả dao găm với mã tấu nên không ai dám làm gì bọn chúng cả.

Người bệnh còn ở lại trong khoa cũng im bặt, rối rít nép mình vào một góc. Dương nghe tiếng quát tháo mới từ phòng tiểu phẫu đi ra, anh nhìn một lượt rồi bảo:

- Tôi là bác sĩ ở đây.
- Mày.

Hai tên cầm mã tấu chỉ vào Dương, hằm hè dọa:

- Khâu cho bạn tao mau lên. Chúng mày dám khâu láo hay là báo công an thì đừng trách tao nhé. Dao của tao hơi bị sắc đấy.

Dương xua tay với hai người bảo vệ, ý bảo bọn họ không cần gọi công an không lại nhiều chuyện, sau đó nói:

- Bạn anh bị thương thế thì phải đưa vào phòng cầm máu đã rồi mới khâu được.
- Mày làm sao thì làm, hai tiếng sau tao phải thấy bạn tao lành lặn khỏe mạnh ra ngoài. Nếu không thì mày tập ngửi mùi đất dần đi là vừa.

Chắc ai từng làm ở bệnh viện cũng không xa lạ gì với tình cảnh du côn vào tận khoa, đe dọa bác sĩ phải cứu người hoặc không được cứu người, có lẽ Dương cũng đã quen rồi cho nên mới bình tĩnh xử lý tình huống như thế.

Lúc sau, mấy tên bị chém được đưa vào phòng tiểu phẫu, đồng bọn của bọn chúng ngồi bên ngoài hằm hè, thỉnh thoảng còn mở cửa ngó vào chửi mắng bác sĩ vài ba câu. Bệnh nhân cả khoa sốt ruột không ngủ được, tôi cũng không ngủ được.

Hai tiếng sau, Dương đi ra, hai điều dưỡng cũng đẩy cáng di động có mấy tên côn đồ ra ngoài.

- Bạn của mấy anh đã được cầm máu và khâu rồi, nhưng vết thương sâu, cần nhập viện để theo dõi và khử trùng thay băng hàng ngày.
- Hết việc rồi thì im đi, bạn tao không cần nhập viện.
- Vậy tùy các anh đấy nhé. Bây giờ điều dưỡng sẽ đẩy bạn của các anh xuống dưới tầng 1, tiện thể các anh đi theo nộp viện phí luôn đi.

Bọn du côn thấy bạn mình được đẩy đi rồi nên chỉ lườm Dương một cái rồi đi theo, bỗng nhiên tên cuối cùng đi còn ngứa mắt với anh nên cầm ngược cán mã tấu rồi gõ lên đầu Dương một cái.

- Mẹ nhà mày, tưởng làm bác sĩ mà oai à?

Sau đó mới ngênh ngang bỏ đi.

Cả phòng bệnh nhân của tôi ai cũng rất quý Dương nên khi thấy máu nhỏ tong tong từ trán anh xuống, mấy người nhao nhao cả lên:

- Bác sĩ có làm sao không? Máu chảy rồi kìa, có làm sao không bác sĩ?
- Cháu không sao đâu, các bác các cô không cần lo đâu, cứ nghỉ ngơi đi ạ.

Nói xong, một tay anh giữ máu trên trán mình rồi quay vào phòng tiểu phẫu, chẳng hiểu sao tôi cũng ngồi dậy, chống nạng vào theo. Vào đến nơi thấy Dương đang tự soi gương để lau vết máu.

- Anh ơi, anh nằm xuống bàn tiểu phẫu đi, em sát trùng cho.

Dương quay lại nhìn tôi, thấy tôi một chân một tay vẫn chống nạng mà chạy vào tận đây đòi khử trùng, tôi tưởng anh sẽ đuổi tôi ra ngoài nhưng cuối cùng Dương chỉ cười:

- Em có biết sát trùng không mà đòi làm?
- Ngày nào cũng được chị điều dưỡng sát trùng với cả thay băng vết thương ở phòng này mà, anh nằm xuống đi, em làm cho.

Giờ này hai điều dưỡng chắc còn đưa mấy tên du côn bị thương xuống dưới sảnh, chẳng có ai làm mấy việc này cả, mà Dương cũng dễ nghe lời nên thoáng gật đầu nhìn tôi, sau đó cầm khay dụng cụ rồi đi đến bàn tiểu phẫu, nằm xuống.

Dưới sự hướng dẫn của anh, tôi cẩn thận đeo găng tay rồi cầm panh kẹp gạc, xử lý vết thương. Thật ra lúc ấy tôi không nghĩ nhiều, chỉ là có thiện cảm với bác sĩ nên mới hành động như thế thôi, không ngờ sau này vì thế mà chúng tôi bắt đầu trò chuyện rồi thân quen từ lúc nào không biết.

Tôi cười:

- Lúc trước thì bác sĩ khâu vá vết thương cho bệnh nhân, giờ bệnh nhân lại khử trùng vết thương cho bác sĩ, nghĩ cũng buồn cười nhỉ?
- Bác sĩ khi ốm thì cũng là bệnh nhân mà.
- Ở bệnh viện mình hay có giang hồ vào thế à, em thấy anh chẳng sợ gì cả.
- Ừ, khoa ngoại là thường hay gặp nhất. Vì hầu như mấy đám du côn này toàn đánh chém nhau hoặc bị tai nạn, thế là bọn nó mặc định rồi, cứ mỗi lần bị, không cần hỏi cũng kéo nhau lên khoa ngoại.
- Sao anh không để bảo vệ gọi công an. Có công an đến đây chắc bọn nó không dám đánh người đâu, anh cũng chẳng bị thương.
- Vì anh là bác sĩ, phải cứu người mà. Du côn thì cũng vẫn là người đấy thôi.

Tôi không ngờ Dương lại trả lời như thế, tự nhiên lại thấy kính trọng nghề nghiệp và nhân cách của anh vô cùng. Nếu đổi lại là tôi, ai đâm tôi một dao thì tôi cũng trả đủ lại một dao, như Vy chẳng hạn, chị ta hại mẹ tôi, tôi cũng phải đánh chị ta một trận, nếu có thể giết được chắc tôi cũng giết để trả thù cho mẹ tôi quá.

Nghĩ đến Vy, tự nhiên tôi lại nghĩ đến cả Huy, bỗng dưng lại thở dài.

Dương thấy tôi thở dài thì cũng khẽ cười:

- Em là người ngoài Bắc à? Mới vào đây đúng không?
- Vâng, em là người Bắc. Anh cũng là người Bắc ạ? Giọng anh nhẹ lắm, như giọng con trai Hà Nội ấy.
- Ừ, anh ở Hà Nội, mới vào đây làm được hai năm thôi.
- Thế mà chẳng nói lơ lớ giọng Nam gì cả, em vào đây mới hai tháng mà thỉnh thoảng đã buột miệng nói mấy câu giọng Nam rồi đây này.
- Thật à? Em ở đâu miền Bắc?
- Em ở tận Hải Dương, anh xuống đó bao giờ chưa?
- Anh xuống rồi, hồi cấp 3 có nhà bà nội đứa bạn trên đó, lên đúng mùa vải thiều, được ăn bao nhiêu vải thiều Thanh Hà.
- Đúng rồi, trước cửa nhà em có một cây vải thiều cổ thụ nhưng quả ngon cực. Ở huyện em chỗ em nhà nào cũng có vải. Cùi vải vừa to vừa ngọt nữa.
- Công nhận nhỉ? Vải Thanh Hà ngon thật đấy, anh ở trong này ăn vải miền nam ngọt quá, không quen.

Có chủ đề chung, chúng tôi trò chuyện không ngớt, dần dần tôi biết Dương năm nay mới ba mươi tuổi, đúng bằng tuổi của Huy nhưng nhìn anh vui vẻ và trẻ hơn nhiều, không như ai đó, mới có ba mươi tuổi thôi mà lúc nào cũng như ông già, khó tính khó chiều, lại hay cằn nhằn tôi.

Ngày hôm sau tôi xuất viện, Dương cũng bận, ở phòng mổ suốt nên tôi không gặp được mà chào một câu. Tôi chống nạng về phòng trọ, vừa mở cửa vào đến nơi thì thấy có người gọi điện thoại đến.

Hóa ra là người hôm trước đâm xe phải tôi gọi tới, ông ta xin lỗi rồi xin địa chỉ chỗ tôi ở, sau đó hai vợ chồng đến thăm hỏi rồi bồi thường cho tôi ba mươi triệu.

Tôi cầm mấy đồng 500 trăm nghìn lên, đếm đủ năm triệu, tiền còn lại tôi đẩy về phía họ:

- Cháu nằm viện chỉ điều trị hết mấy triệu, cháu nhận năm triệu thôi, số còn lại cô chú cứ cầm về đi. Cháu cũng không muốn dính dáng đến pháp luật. Cô chú có tấm lòng là được ạ, cháu nhận tấm lòng.

Vợ chồng cô chú kia nhìn nhau, xong nói mãi mà tôi cũng vẫn nhất định không chịu cầm thêm tiền, trước lúc ra về, chú kia đưa cho tôi một tấm danh thiếp rồi bảo:

- Đây là số điện thoại của chú, cháu cần việc làm hay có việc gì cần giúp cứ gọi cho chú. Cháu bồi bổ vào cho nhanh khỏe nhé.
- Vâng ạ.
 
Bẵng đi thêm một thời gian, tôi đã bắt đầu đi làm trở lại, tôi lấy ba triệu từ khoản tiền năm triệu mà chú Quý đưa trả cho anh Nhân. Số còn lại để dành mua đồ sinh hoạt và thuốc men. Anh Nhân thấy tôi lặc liễng ở quầy thì tốt bụng, cứ đứng bên đó giúp tôi cái này cái kia, có hôm còn trêu:

- Vân ơi, hay là em lấy anh đi. Sau này em chỉ việc ngồi nhà đếm tiền thôi, kiếm tiền cứ để anh lo.
- Thật á anh?
- Ừ. Anh có cả một nhà hàng thế này cơ mà, em yên tâm, kiểu gì anh cũng đủ tiền nuôi em. Em chỉ việc ngồi chơi xơi nước thôi, không cần chân đau mà vẫn đi làm thế này nữa.

Tôi cười toe toét:

- Thôi nhé, bao nhiêu người mong được thế thì anh không lấy, cứ trêu em làm gì.
- Anh nói thật mà, có trêu đâu. Anh nhiều tuổi rồi, bố mẹ ở quê cứ giục lấy vợ đẻ con đi, mà tuổi này thì lười đi tán lắm rồi, nhân tiện có em làm ở đây, không cần phải đi đâu cũng nhắm được đối tượng đấy thôi.

Tôi nghe mấy bạn nhân viên làm lâu năm ở nhà hàng nói, anh Nhân hồi trẻ chỉ lo làm ăn, không nghĩ đến chuyện lấy vợ, dần dần có được cơ nghiệp như này hôm nay rồi thì tuổi cũng đã sang tứ tuần, việc tìm được một người thích hợp lại càng khó.

Thực ra với một đứa đã từng làm gái như tôi, lấy được một ông chồng thế này đã là quá tốt, quá hoàn mỹ, nhưng mà chẳng hiểu sao tôi không hề có một ý định nào gọi là mồi chài anh Nhân cả, anh ấy tốt với tôi, nhưng tôi không thể mở lòng ra được.

Cũng có thể, trong lòng tôi vẫn còn vương vấn một người, đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm lẫn thời gian xa cách… vẫn chưa buông bỏ nổi.

Sau khi chân tôi được tháo bột, tôi mới về lại chùa thăm sư cô lẫn bọn trẻ. Sư cô thấy tôi lâu không đến, lại gầy rạc đi thì cứ nắm tay tôi, xót xa:

- Con làm gì lâu nay không thấy ghé? Sao con gầy thế? Công việc vất vả lắm à?
- Không cô ạ. Con vẫn khỏe mà, cô có khỏe không, dạo này có bận lắm không cô?
- Ngày tuần mới bận thôi, mấy hôm nay cô rảnh. Mấy đứa nhớ con lắm đó, trưa ở lại ăn cơm chay với chùa nghen con.
- Vâng ạ, để con vào bếp phụ nấu cơm.

Bọn trẻ rất quấn tôi nên mỗi lần tôi đến là nhao nhao cả lên, hôm ấy tôi đang ngồi trong bếp chiên đậu phụ, tiện thể kể chuyện cho mấy đứa nhóc nghe thì tự nhiên nghe ngoài sân có tiếng nói:

- A, chú Dương, chú Dương đến.

Mấy đứa đang ngồi với tôi nghe thế, mắt cũng sáng rực lên, bảo tôi chờ một tý rồi chạy ra ngoài. Tôi nhìn qua cánh cửa thấy Dương đang đi vào trong sân chùa, hôm nay anh không mặc quần áo blouse mà chỉ mặc áo pull, quần bò đơn giản, trông không quá cứng nhắc như quần áo bác sĩ mà phóng khoáng nhẹ nhàng như thanh niên bình thường mà thôi.

Chiên đậu xong, tôi cũng chạy ra bên ngoài. Dương thấy tôi có vẻ hơi ngạc nhiên, sau đó mỉm cười:

- Ơ tình cờ quá, em cũng ở đây à?
- Vâng, hôm nay em được nghỉ nên đến. Anh cũng đến đây ạ?
- Ừ, hôm nay chủ nhật nên anh tranh thủ qua thăm mấy đứa nhóc này tý.

Một đứa hớn hở giới thiệu với tôi:

- Chị Vân ơi, đây là chú Dương đấy, chú Dương hay mua đồ chơi cho bọn em.
- Thật à?
- Vâng. Còn đây là chị Vân chú Dương ạ, chị ấy nấu ăn ngon cực, bọn cháu thích ăn cơm chị Vân nấu nhất đấy.

Hai chúng tôi không hẹn mà cùng nhau bật cười, vừa ôm mấy đứa nhóc vừa trò chuyện với nhau. Trưa hôm đó, Dương ở lại chùa cùng ăn cơm chay với bọn tôi, qua lời sư cô kể, vì chùa lúc trước có phát cháo từ thiện trong bệnh viện nên mới quen Dương, sau đó Dương hay đến đây làm công quả, còn mua cho bọn nhóc rất nhiều đồ chơi. Dần dần, nhà chùa, lũ trẻ và anh cũng bắt đầu thân thiết.

Khi ra về, Dương chủ động bảo đưa tôi về nhà. Anh bảo mới vào đây làm được hai năm nhưng tôi thấy anh đã mua được ô tô, chẳng biết là ô tô loại gì nhưng nhìn xe kiểu sang sang và cáu cạnh đã biết ngay anh là người có tiền.

Từ sau chuyện của Huy, tôi đâm ra sợ người có tiền, thế nên sau khi đoán già đoán non gia cảnh nhà Dương rồi, tự nhiên tôi lại giữ khoảng cách với anh, tôi không chủ động nói chuyện trước, không thoải mái nữa. Chỉ có Dương vẫn kiên nhẫn cười:

- Em vào đây đã quen chưa? Nãy anh nghe sư cô nói lúc đầu em vào là ở nhờ chùa hả?
- Vâng, lúc em vào đây không quen biết ai cả nên xin sư cô ở nhờ chùa. Mới đầu vào thấy ấn tượng về Sài Gòn tốt thật, ai cũng lịch sự thân thiện.
- Đúng rồi, người Sài Gòn phóng khoáng mà. Mỗi tội bây giờ nhiều người từ nơi khác về, cướp giật rồi đâm chém nhau, em ra đường buổi tối phải cẩn thận đấy.
- Thật ạ? Em không có nhiều tiền nên cũng không sợ lắm. Chắc bọn nó chỉ cướp người có tiền thôi anh nhỉ? Ví dụ như anh chẳng hạn.
- Anh á? Anh làm gì có tiền. Bác sĩ nghèo lắm.
- Vẫn cao hơn lương em.

Dương quay sang nhìn tôi, ánh mắt anh rất sáng, rất trong sạch, nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích ánh mắt sâu thăm thẳm không đoán dò được ý của Huy hơn.

Nghĩ đến Huy, tôi phát hiện ra mình sắp phát điên rồi, làm gì nghĩ gì, gặp ai, cũng cứ thế đi so sánh với anh!!!

- Em bây giờ đang làm gì?
- Em đang làm lễ tân cho nhà hàng anh ạ. Cũng ở quận 3. Em thuê trọ cách nhà hàng 4km.
- Anh cũng ở quận 3, em cho anh địa chỉ, hôm nào anh qua nhà hàng em làm ăn thử bữa cơm mới được.

Tôi đọc tên nhà hàng, sau đó lại hỏi thăm anh vài ba câu về công việc, trước khi xuống xe chúng tôi còn trao đổi số điện thoại. Nhưng tôi không có ý định gì với Dương cả nên chỉ gật gù để đó, còn chẳng lưu số điện thoại anh.

Tôi biết, kiểu người như Dương tôi không với tới, tôi chẳng những là một đứa nghèo kiết xác mà bản thân còn đã từng làm gái, làm sao dám tơ tưởng xa xôi gì. Tốt nhất nên biết thân biết phận vẫn hơn.

Về đến phòng trọ, tôi loay hoay trên giường một lúc rồi tự nhiên nhớ Huyền nên bấm điện thoại gọi cho nó. Vừa được hai tiếng chuông đã nghe giọng nó hét ầm lên:

- Khiếp, rồng còn nhớ đến tôm cơ đấy? Bạn bè kiểu quái gì mà cắt đứt liên lạc cả tháng trời.

Cách đây một tháng nó gọi cho tôi một lần, nhưng lúc đó tôi bận quá nên chỉ nói qua loa là chờ hết khách rồi tôi gọi lại, xong rồi bù lu bù loa đủ việc nên tôi cũng quên bẵng đi. Hôm nay hiếm khi được ngày nghỉ nên gọi lại cho nó.

- Thì tao đang gọi cho mày đây còn gì. Khỏe không?
- Khỏe quái gì mà khỏe. Yếu như sên đây này, đói quắt cả người lại rồi.
- Sao đấy, dạo này không có khách à?
- Ừ, chán lắm, đói kém.
- Hay mày vào đây với tao đi. Trong này nhiều việc lắm, như tao làm lễ tân một tháng cũng được 6 triệu đấy.
- Tao cũng đang tính đi tìm việc gì làm đây. Làm cái nghề bán thân này rẻ rúng quá, lại còn hay gặp mấy thằng tâm thần.
- Ừ, vào đây ở với tao, một mình tao thuê phòng trọ cũng buồn.
- Để tao tính đã, ở ngoài này thỉnh thoảng còn về quê thăm bố mẹ với mấy đứa em được chứ, ở Sài Gòn xa quá.

Tôi nghĩ Huyền nói thế cũng đúng, nó còn gia đình, như tôi còn mỗi thằng Tý thôi nhưng làm gì dám gặp, ở xa xôi thế này cũng chẳng vướng bận gì cả.

Tôi thở dài:

- Ừ, cứ tính đi. Nếu vào đây được thì tốt, giờ có máy bay, đi lại cũng gần mà. Với lại cái nghề của mình, phải bỏ đi thật xa thì may ra mới tìm được cuộc sống khác, cứ ở mãi Hà Nội, đi đến đâu cũng đụng mặt khách quen.
- À. Tao bảo này. Không nghe mày nói đến khách quen thì tao cũng quên béng đi.
- Sao thế?
- Hôm tao gọi cho mày mà mày bảo bận ấy, tao gặp ông Huy đấy.
- Anh Huy á? Sao mày lại gặp.
- Ông ấy đến quán uống rượu, đi một mình thôi. Một mình ở trong phòng, cứ thế nốc rượu.

Tim tôi tự nhiên nhói đau, chẳng biết sao lòng lại thấy chua xót như thế nữa. Trước kia tôi ra đi, tôi rất hận anh ta, hận vì quen anh ta mà tôi đã phải chịu nhiều đau đớn thế này. Nhưng mà thời gian qua đi, dần dần sự hận thù ấy cũng trở nên phai nhạt, mỗi ngày đều mờ đi một ít, cho đến bây giờ trong tôi chỉ còn lại nỗi nhớ bị đè nén.

Tôi nhớ rất rõ, anh là người đàn ông đầu tiên của tôi, anh là người cho tôi cơm ăn, cho tôi nhà để ở, cho tôi tiền để chữa bệnh cho mẹ, thậm chí lúc tôi suy sụp nhất cũng chỉ có anh tìm đến tận quê tôi, dùng cái nắm vai của mình để động viên tôi, khuyên tôi tiếp tục sống.

Chỉ là hận thù quá lớn, khiến đến tận bây giờ tôi vẫn phải cực lực đè nén tình cảm lại trong tim, tự nhủ phải quên đi người đàn ông ấy.

- Vân, mày còn nghe không đấy?
- À tao đây.
- Sao, nghe đến người yêu cũ mà dửng dưng thế. Không muốn biết ông ấy sao à?
- Biết để làm gì, có quay lại được nữa đâu. Giờ tao chỉ muốn tránh càng xa càng tốt.
- Ông ấy nhớ mày đấy.
 
Đoạn 16

Khi nghe xong câu đó, tim tôi lại nhói đau lần thứ hai.

Lúc này, Huyền kể cho tôi nghe một câu chuyện:

Huy vẫn khó tính khó chiều như ngày đầu chúng tôi gặp nhau, anh một mình uống rượu hút thuốc trong phòng, không cho tiếp viên nào tiếp cả. Cả đám con Tú thay phiên nhau vào lại bị anh đuổi ra, đến lượt con Huyền, nó bình thường không thích tiếp khách kiểu này nhưng vì nghĩ Huy có nhiều liên quan đến tôi nên thử vào moi móc thông tin xem thế nào.

Lúc Huyền vào, Huy đập choang cốc rượu, nói đúng một câu: “Cút”.

Huyền cũng thuộc dạng ghê gớm, nó bĩu môi nhìn anh thảm hại ngồi trên ghế, cúc áo cổ mở tung, xung quanh đầy vỏ chai rượu ngổn ngang lẫn khói thuốc lá. Huyền bĩu môi:

- Cút thì cút. Khó tính như anh mà con Vân cũng chịu được, chẳng biết sức chịu đựng của nó dã man kiểu gì đấy.

Nghe đến tên tôi, Huy mới ngẩng đầu lên nhìn. Anh nhìn chằm chằm Huyền một lúc rồi mới chịu mở miệng:

- Cô là bạn của Vân à?
- Không những bạn, mà còn là bạn rất thân nữa cơ.
- Lại đây.

Huyền đi lại gần, ngồi xuống tự rót rượu rồi châm thuốc hút. Huy im lặng một lúc lâu, sau đó hỏi:

- Cô có biết Vân đang ở đâu không?

Huyền thản nhiên xòe tay ra:

- Tiền. Muốn có tin tức phải có tiền. Anh làm kinh doanh với cả bao con Vân lâu ngày mà ngay cả việc đơn giản thế cũng không biết à?

Lần đầu tiên Huy không tỏ ra khinh bỉ những đứa làm gái đòi tiền trắng trợn như Huyền, cũng không chửi bới. Anh chỉ lặng lẽ móc từ trong ví ra tất cả số tiền mà anh có, dúi vào tay nó rồi bảo:

- Một nấy đủ chưa? Cô nói đi.
- Đầu tiên tôi hỏi đã, anh muốn biết nó ở đâu làm gì?
- Tôi có việc, cô chỉ cần trả lời tôi là được, không cần hỏi nhiều.
- Hai người bây giờ chẳng còn quan hệ gì nữa, mẹ nó cũng mất rồi, chẳng cần anh bao với chả nuôi nữa. Hay là anh thích nó? Thích nó nên mới đến đây uống rượu vì nhớ nó có đúng không?

Như bị chọc đúng tim đen, Huy tự nhiên nổi khùng:

- Cô bị điên gì đấy? Vân lấy tiền của tôi rồi trốn mất, tôi phải tìm cô ta để đòi hiểu chưa?
- Nó lấy tiền của anh bao giờ? Anh đừng vu oan giá hoạ cho người khác thế nhé. Nghĩ mình anh có tiền à?
- Không biết thì im đi. Việc của cô là nói bây giờ Vân đang ở đâu, không nói được thì ra ngoài.

Huyền bị chửi, cộng thêm việc ngày trước vì người yêu của Huy mà tôi mới ra nông nỗi này, nó cũng điên lên, cầm cả xấp tiền ném vào người Huy:

- Anh tưởng anh có tiền là oai à? Bọn nhà giàu các anh coi thường người khác vừa thôi. Mẹ con Vân bị ai hại chết? Cả nhà nó quay lưng với nó vì ai? Vì ai hả? Vì ai mà anh còn dám đến tận đây hỏi nó đang ở đâu? Định lôi nó về hành hạ nó tiếp chắc? Tôi nói cho anh biết, giờ nó sung sướng lắm, có đại gia hơn anh bao nuôi cơ, mấy đồng bạc rách của anh trả cho anh đấy. Đừng tưởng mình giàu, có người còn giàu hơn. Khinh người khác vừa thôi.
- Cô nói ai bao Vân? Vân bây giờ đang ở đâu?
- Sao? Nó cuỗm của anh mấy trăm triệu đề chữa bệnh cho mẹ nên giờ cay cú à? Muốn tìm nó để hành hạ tiếp cho bõ số tiền bỏ ra đúng không? Tôi nói cho anh biết, anh đừng có mơ.

Ánh mắt Huy vằn lên mấy tia máu đỏ, không biết là do tiếp xúc với quá nhiều khói thuốc lá và rượu hay vì tức giận, hoặc có thể là đau thương… Anh nhìn chằm chằm Huyền, nuốt khan mấy lần để áp chế cơn tức giận, qua một lúc mới nói:

- Cô muốn bao nhiêu?
- Bao nhiêu? Tôi không phải là Vân, tôi không im lặng chịu các người hành hạ để có tiền chữa bệnh cho mẹ đâu. Người yêu của anh, cái con ranh mất dạy đó tên gì nhỉ? Vy à? Tên thì đẹp mà nhân cách thì chẳng bằng cave bọn tôi. Nó hại chết mẹ con Vân, làm em trai nó không nhận nó, làm cả dòng họ quay lưng với nó. Thế thì bao nhiêu tiền mới đền lại đủ tổn thương các người gây ra cho nó? Giờ nó đang ở xa, sống tốt lắm, tốt hơn lúc chưa quen anh nhiều, tiền bạc cơm áo không cần phải nghĩ. Mà anh cũng không cần hỏi nữa, tôi không bao giờ nói cho loại người như anh biết đâu.

Nói xong một mạch, Huyền mới hả dạ quay lưng bỏ đi, để lại Huy vẫn ngồi thẫn thờ ở trong phòng hát đầy mùi thuốc và rượu một mình như cũ.

Nghe nó kể xong, tôi chẳng biết nên vui hay nên buồn, nên khóc hay nên cười, nên thỏa mãn vì Huy bị sỉ nhục như vậy hay là thương hại anh. Mãi cho đến khi tiếng của Huyền truyền qua điện thoại một lần nữa, tôi mới phát hiện ra nước mắt mình chảy dài trên mặt từ bao giờ.

- Vân, Vân. Alo. Mày còn nghe không đấy?
- À… ơi, tao đây.
- Sao thế, sung sướng quá không nói được thành lời nữa à? Thấy tao chửi thâm không?
- Mày chửi thế mà ông Huy không làm gì mày cũng lạ đấy.
- Tao chửi xong ra ngoài luôn, mấy tiếng sau mới thấy ông ấy lảo đảo đi ra. Lão ấy cứ ôm đầu như kiểu đau lắm, đi được đến cửa cái thì tự nhiên ngã ra ngất xỉu.
- Ngất… ngất á?
- Ừ, sao, quả báo nhỉ? Mấy đứa gọi cấp cứu đưa ông ấy đi viện, tao thì nguyền rủa cho lão chết mẹ lão đi.
- Mày ngoa vừa thôi, ăn nói linh tinh, khẩu nghiệp đấy.
- Ôi tao còn nguyền rủa con Vy chết không nhắm nổi mắt nữa kia. Đối với bọn nó không cần lo khẩu nghiệp, vì bọn nó là bọn quỷ đội lốt người. Mà mày làm gì bênh ông Huy chằm chặp thế? Lão ấy gây ra bao nhiêu chuyện cho mày mà mày vẫn chưa quên được à?
- Người nào làm người đó chịu. Con Vy mới là đứa hại tao chứ ông Huy liên quan gì? Lúc tao khó khăn chỉ có mình ông ấy giúp đỡ, lúc tao…
- Dừng. Mày đừng nói là mày yêu ông ấy rồi đấy nhé.

Tôi cười chua chát, “yêu”? Tôi có thể yêu Huy à? Chắc là không đâu, chỉ là những lúc khốn khó chỉ có mình anh dang tay ra cứu vớt đời tôi, anh cũng là người đàn ông đầu tiên của tôi, thế nên tôi chưa quên được thôi. Hơn nữa, dù anh không trực tiếp hại chết mẹ tôi nhưng anh chính là nguyên nhân khiến Vy làm thế.

Thế nên tôi không thể nào yêu anh đâu!!!

- Mày nói vớ vẩn gì đấy. Giờ tao vào đây sống cuộc đời khác rồi. Sắp tìm được một soái ca bề ngoài bình thường nhưng bên trong thì nhiều tiền rồi. Mày cứ đợi đấy mà xem.
- Ờ, tao đợi đây.

Cúp máy xong, tôi mệt nhoài nằm xuống giường, nghĩ đến những lời Huyền vừa nói, tự nhiên lại bật khóc ngon lành một lần nữa. Tôi nhận ra nếu mình cứ như thế này rồi sẽ càng lún sâu vào đau khổ, bây giờ cứ thử mở lòng mình ra, gặp gỡ và giao thiệp với nhiều bạn bè khác, biết đâu một ngày nào đó có thể ngẩng cao đầu, bỏ lại quá khứ ở sau lưng?

Vào một hôm của nửa tháng sau đó, tôi nhận được một cuộc điện thoại. Số điện thoại đó là số lạ, tôi thì chẳng biết của ai nhưng vẫn bấm nút nghe máy:

- Alo ạ.
- Em có đi làm không? Anh đến ăn cơm.
- Dạ, nhưng mà xin lỗi ai đấy ạ?

Đầu dây bên kia im lặng một lúc, sau đó khẽ cười:

- Em không lưu số của anh à?
- À, anh bác sĩ.
- Anh Dương chứ.
- Vâng, anh Dương bác sĩ. Hôm trước em cài đặt lại máy nên mất hết danh bạ, quên hẳn số anh. Hôm nay anh rỗi, muốn đến nhà hàng em làm ăn cơm à?
- Ừ, hôm nay anh được nghỉ. Anh vừa ra khỏi bệnh viện đây, em đọc địa chỉ đi, anh đến ăn bữa cơm.
- Vâng.

Tôi nhanh chóng đọc một dòng địa chỉ, Dương nói “Ok”, xong rồi ba mươi phút sau đã thấy anh đến.

Tôi là thu ngân nên không thể ra tận bàn để đón khách được, chỉ có thể đứng trong quầy vẫy vẫy tay. Dương ngay lập tức nhận ra tôi, nhanh chóng rảo bước đi lại:

- Nhà hàng này rộng quá. Tìm mãi mới thấy em.
- Em thấy anh vào đến cửa là tìm thấy luôn rồi, thế mà bảo tìm mãi.
- Mất ba giây mới thấy còn gì.

Tôi phì cười:

- Anh gọi món đi, em bảo nhà bếp chuẩn bị đồ ăn ngon nhất cho anh. Hôm nay bác sĩ thích ăn gì, em mời.
- Thật à? Ăn gì thì em cũng trả tiền đúng không?
- Vâng, nhưng mà anh gọi món bình thường thôi nhé, gọi Tôm hùm với cả Cua hoàng đế các kiểu là lương một tháng của em cũng không đủ đâu đấy. Lúc đấy anh em mình lại phải rửa bát trừ nợ.

Dương nghe tôi đùa cũng bật cười, anh cười rất nhẹ, dịu dàng trong sạch, cách cười không lạnh lùng thâm trầm giống Huy mà tỏa nắng dễ chịu, khiến người ta có cảm giác thoải mái hơn.

Nhưng mà không hiểu sao tôi vẫn thích nụ cười lạnh lùng của ai đó hơn nhỉ?

- Rửa bát cũng được, em rửa anh úp.
- Thôi nhé, em phấn đấu mãi mới lên được cái chức thu ngân này đấy. Mời anh bữa cơm xong tụt chức là anh phải chịu trách nhiệm đấy nhé.
- Ừ, em yên tâm. Anh nuôi được. Mà trước hết để tiết kiệm chi phí, cho anh mượn quyển Menu chọn món bình thường đã.
- Vâng, anh ra bàn ngồi đi.

Dương chọn một bàn gần quầy lễ tân của tôi rồi ngồi xuống, chăm chú đọc thực đơn rồi bảo với nhân viên chọn món. Tôi thì bận nên chỉ thỉnh thoảng mới quay qua nhìn anh, thấy Dương chỉ gọi mấy món bình thường thật. Cơm, canh rau rút, thịt bò xào, một đĩa dưa hành, mâm cơm chỉ vẻn vẹn có thế thôi.

Anh quay đầu nhìn về phía tôi, cười tươi:

- Ăn cơm với anh nhé.
- Vâng ạ.
 
Nguyên tắc của nhà hàng là không bỏ đi hay làm việc khác trong giờ làm việc, thế nên tôi với anh không thể ăn cùng với nhau. Ăn xong, Dương ra quầy tính tiền, còn đùa với tôi:

- Hôm nay anh ăn thế đã hết nửa tháng lương của em chưa?
- Sắp hết rồi. Nhưng anh yên tâm, vì anh từng khâu với cả chăm sóc vết thương cho em nên nửa tháng lương cũng có là gì đâu. Cái này em trả được.
- Em cũng khử trùng vết thương trên đầu cho anh mà, hay là hôm nào em được nghỉ, anh mời em đi ăn đêm nhé.
- Ăn đêm ấy ạ?
- Ừ. Ăn hủ tiếu.

Lúc này, tôi mới chợt nhận ra Dương rất giống người từng trả lại điện thoại cho tôi ở quán hủ tiếu gần chùa. Đúng rồi, mắt này, lông mày này, da trắng này…

Tôi phấn khích reo lên:

- Anh… Anh là người trả lại điện thoại cho em ở quán hủ tiểu phải không?

Dương không trả lời mà chỉ nhìn tôi cười, anh lặng lẽ dúi vào tay tôi một ít tiền, sau đó nói “Cảm ơn” rồi đi ra khỏi cửa.

Lúc anh đi rồi, tôi mới cúi xuống nhìn tay mình, thấy bàn tay tôi đang cầm mấy tờ tiền xanh đỏ, cái người này thật là, đã bảo mời bữa cơm này rồi mà vẫn nhất quyết trả tiền bằng được là làm sao? Anh giúp tôi hôm đầu tiên tôi đến Sài Gòn, tôi còn chưa kịp cảm ơn, lúc trong bệnh viện cũng quan tâm tôi không ít, bây giờ mời bữa cơm này là gì đâu.

Hôm sau, tôi nhất định phải mời anh bữa hủ tiếu đêm kia mới được.

Nghĩ đến đây, tự nhiên tôi chợt phát hiện ra rằng: hóa ra tôi và Dương cũng có duyên đấy chứ, Sài Gòn này lớn thế, trong cả biển người mênh mông mà đụng mặt nhau rất nhiều lần, từ quán hủ tiếu đến bệnh viện, kể cả ở Chùa.

Người với người có duyên như thế không dễ tìm đâu.

Lúc Dương đi rồi mà tôi vẫn mải ngẩn ra suy nghĩ, anh Nhân thấy thế mới bảo tôi:

- Em quen cái anh đấy à? Nói chuyện vui thế, người ta đi rồi mà cười mãi không dứt.
- À, đâu. Anh ấy là bác sĩ ở bệnh viện, hôm trước khâu với cả bó bột cho em, nên em hỏi thăm người ta vài ba câu ấy mà.
- Thấy đẹp trai với cả làm bác sĩ nên thích rồi đúng không? Nhìn mặt em kìa, tươi như hoa.
- Không ạ. Thích gì đâu. À, có đoàn khách mới kìa anh.

Tôi cố tình đánh trống lảng nhưng anh Nhân vẫn không chịu thôi, cứ nhìn chằm chằm mặt tôi mãi, thành ra tự nhiên làm tôi sợ.

Từ sau lần gặp ở nhà hàng, tôi bắt đầu lưu số điện thoại của Dương, thỉnh thoảng chúng tôi có trò chuyện qua Zalo, anh thường sẽ hỏi tôi những câu đơn giản như “Em ăn cơm chưa?”, “Dạo này có hay đến Chùa không?”, “Công việc thế nào”

Dương làm bác sĩ nên hầu như rất bận, có lúc đang nhắn tin anh lại mất tích vài tiếng, sau đó quay lại chỉ nói: “Xin lỗi nhé, anh mới có bệnh nhân”. Dần dần, tôi cũng chẳng thắc mắc hay quan tâm nữa, anh nhắn thì tôi rep, không thì tôi cũng chẳng đợi chờ.

Thật ra, tôi luôn coi quan hệ của tôi với Dương chỉ là bạn bè bình thường. Bảo anh là ân nhân của tôi thì không phải, bởi vì những thứ anh làm cho tôi không nặng tình như trước đây Huy đã từng làm. Trong khi đó, bảo Dương đang có ý định tán tỉnh tôi thì cũng chẳng đúng, vì anh nói chuyện rất bình thường, giống kiểu như cùng ở ngoài bắc vào trong này làm việc nên đồng cảm, dễ nói chuyện, thế thôi.

Có một hôm tôi vừa tan ca xong thì nhận được điện thoại của Dương, anh bảo:

- Em xong việc chưa?
- Em mới xong, sao thế anh?
- Anh đang ở trước cửa nhà hàng em làm này, đi ăn đêm đi.

Tôi ngẩng đầu nhìn ra cửa, thấy xe của Dương đã chờ sẵn ở ngoài đường từ khi nào. Anh đã đến tận đây nên tôi cũng không tiện từ chối, đành nói “vâng” một tiếng rồi cúp máy, chạy ra ngoài xe anh.

Dương vừa thấy tôi đã bước xuống, lịch sự mở cửa ghế phụ cho tôi rồi cười rạng rỡ:

- Hôm nào em cũng tan làm muộn thế à? Mệt không?
- Không mệt anh ạ. Anh đợi em từ lúc nào thế? Sao không gọi điện cho em?
- Anh sợ gọi điện làm phiền em làm việc nên đứng ngoài này chờ, lúc mới thấy em tan làm cái là gọi ngay đấy. Em đói chưa? Đi ăn đêm nhé.
- Vâng ạ.

Ngồi trên xe, Dương hỏi tôi muốn ăn gì, vì đã hẹn từ trước nên tôi bảo muốn ăn hủ tiếu, quán gần Chùa mà hôm đầu tiên tôi với anh gặp nhau ấy. Dương gật đầu, lái xe một mạch đến quán hủ tiếu có tấm biển đỏ lúc trước chúng tôi gặp nhau.

Đến quán, chúng tôi vẫn gọi ra hai tô hủ tiếu đầy đủ, mùi hủ tiếu thơm phức theo làn khói lọt vào mũi làm tôi sung sướng hít hà:

- Thơm thế, em vào đây ăn thử mấy nơi rồi, nhưng chỉ có chỗ này là ngon nhất thôi.
- Ừ, anh cũng thế. Ăn ở đâu cũng không thấy vừa miệng bằng quán này.
- Kể ra em với anh cũng có duyên đấy nhỉ? Có duyên kiểu này phải kết giao bằng hữu thôi, hiếm lắm mới gặp đấy.

Anh bật cười, cẩn thận lau sạch đũa rồi đặt lên tô hủ tiếu trước mặt tôi:

- Thật à? Anh tưởng có duyên thì phải kết giao làm người yêu chứ, sao lại làm bằng hữu.

Tôi luống cuống đỏ mặt, nhưng mà kinh nghiệm mấy năm làm gái khiến tôi chỉ mất vài giây lại tỏ ra như bình thường, tôi cũng cười:

- Thôi nhé. Bình thường em sợ nhất là bác sĩ đấy, với cả không dám mơ xa kết giao làm người yêu với anh đâu. Kết giao bằng hữu thôi.
- Sao em lại sợ bác sĩ?

Đối với người khác, họ sợ bác sĩ vì sợ bệnh tật, sợ kim tiêm, nhưng đối với tôi, tôi sợ bác sĩ là vì hình ảnh vị bác sĩ già vỗ vỗ vai tôi động viên khi mẹ tôi hấp hối đã ăn sâu vào tiềm thức, thành ra, tôi sợ bác sĩ, họ có thể cứu người, nhưng một cái lắc đầu của họ cũng có thể giết chết cả tâm can tôi.

Lúc đó, nếu không phải vì có một người đã cho tôi một số tiền không nhỏ để cứu mẹ, có lẽ cái lắc đầu của bác sĩ đã đến với tôi sớm gần hai năm rồi. Người ấy, đáng tiếc… đối với tôi bây giờ còn đáng sợ hơn cả bác sĩ.

- Vì bác sĩ lắc đầu một cái, nghĩa là mẹ em không cứu được nữa rồi.

Động tác gắp hủ tiếu của Dương chợt khựng lại, anh ngẩng đầu nhìn tôi, nhìn một lúc rồi nói:

- Em vào đây một thân một mình vất vả lắm đúng không?
- Vâng, mới vào cũng vất vả, giờ cũng quen rồi anh ạ.
- Thế giờ người thân em còn những ai, em có hay về thăm không?
- Em còn mỗi em trai thôi. Bố em mất sớm, mẹ em mới mất cách đây gần nửa năm, em vào trong này đi làm kiếm tiền nuôi em em đi học.

Tôi đọc được trong mắt Dương một tia thương xót, thật ra tôi không muốn kể ra những chuyện này để cho người ta phải thương hại mình, nhưng không hiểu sao ngồi trước anh tôi chẳng muốn giấu giếm gì cả.

Có thể vì anh là bác sĩ, chứng kiến chuyện sinh tử xảy ra thường ngày, cũng có thể tôi thật sự coi anh là một người bạn, có thể tâm sự vài ba câu về cuộc đời.

- Em giỏi thật đấy, người thì bé tý mà kiên cường làm bao nhiêu việc.
- Kiên cường gì đâu. Em ngưỡng mộ những người học giỏi cực, ngưỡng mộ người như anh ấy, làm bác sĩ, cứu người, làm việc tốt cho đời.
- Ngưỡng mộ gì đâu.

Dương dùng câu nói của tôi để trả lời lại tôi, anh cười:

- Em đi làm thế có rỗi ra được thời gian nào trong ngày không?
- Có ạ. Em làm từ hai giờ chiều đến đêm thôi. Buổi sáng em đang định đăng ký đi học.
- Định học trường gì em?
- Trước em học kế toán nên giờ muốn theo học lại. Em bảo lưu với cả xin chuyển hệ học vào cơ sở 2 trong này rồi nhưng chưa thấy trường gửi hồ sơ lại cho em, chắc không được.
- Em thử liên hệ lại với nhà trường xem. Biết đâu họ bận, chờ mình liên hệ đấy.

Nghe Dương nói thế, tôi nghĩ cũng đúng. Tôi vứt mất sim điện thoại cũ rồi, biết đâu nhà trường liên hệ mà tôi không biết, không gửi được hồ sơ cho tôi. Tôi phấn khởi cười toe toét với anh:

- Cảm ơn anh nhé, may mà có anh em mới nhớ ra. Để mai em thử gọi điện hỏi xem sao.
- Đồ ngốc.

***
 
Đoạn 17

Bữa ăn hôm ấy, chúng tôi nói rất nhiều chuyện, nói về công việc bác sĩ ngày làm mười mấy tiếng của anh, nói về cuộc sống mới của tôi trong những tháng ngày đến Sài Gòn, nói về cả những sở thích chung của chúng tôi.

Dương nói thích sống cuộc sống đơn giản, ngày đi làm, tối về nấu cơm phụ vợ việc nhà, thỉnh thoảng có thời gian thì đến Chùa thăm bọn trẻ và các sư cô, đời cứ như thế trôi qua thêm sáu mươi năm nữa là hết.

Nghe anh nói thế tự nhiên tôi lại nhớ đến ai đó, người ấy từ nhỏ đến lớn chưa phải đeo tạp dề nấu ăn bao giờ nhưng vẫn lóng ngóng vào bếp rửa rau làm cá giúp tôi, người ấy có lần còn bị đứt tay vì mải mê vật lộn với mấy con cá, người ấy lúc nào cũng thích những món ăn tôi nấu, vì chỉ cần tôi bê ra một mâm cơm ngon, đôi mắt lúc nào cũng lạnh nhạt của anh sẽ sáng lên. Người ấy lúc nào cũng nói “không thích làm từ thiện” nhưng mỗi khi có tin nhắn ủng hộ người nghèo hay người dân vùng bão, anh lại chẳng chần chừ nhắn mấy tin liên tiếp.

Tôi điên rồi… điên rồi… sao lúc nào trong đầu cũng quẩn quanh hình ảnh của Huy thế này!!!

Tôi cầm cốc trà lạnh lên uống một ngụm cho tỉnh táo lại, sau đó cố cười thật tự nhiên với Dương:

- Ai lấy anh chắc sướng nhất đấy, làm bác sĩ kiếm ra tiền, có thể chữa bệnh cho gia đình, xong rồi còn chịu chia sẻ việc nhà với vợ nữa. Nói chung đàn ông như anh chắc gái theo đầy cả xe tải đúng không?
- Làm gì có, đến giờ anh vẫn chưa có người yêu đây này. Bố mẹ ở quê cứ giục sốt cả ruột lên rồi.
- Sao lại chưa có người yêu? À, chắc anh làm bác sĩ bận quá nên không có thời gian yêu đương chứ gì?
- Ừ, một phần vì thế, với cả anh cũng chưa thấy ai phù hợp nữa.
- Để em đoán xem nào, tiêu chí của mấy ông bác sĩ là phải sạch sẽ đầu tiên này, nhìn ai càng trắng trẻo sạch sẽ càng tốt, rồi tiếp theo đó là phải có công việc tốt, còn phải đảm việc nhà, đúng không?

Dương lắc đầu, anh thật thà nhìn tôi:

- Không yêu cầu cao thế đâu. Anh thích bình thường thôi.

Thật ra năm tôi hai tư tuổi cũng từng mơ ước được sống bình thường như Dương, lấy một người chồng bình thường, hai vợ chồng cố gắng làm việc, có rau ăn rau có cháo ăn cháo, sau đó sẽ đón mẹ tôi đến ở cùng, cùng nhau phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già.

Thế nhưng bây giờ mới hơn hai năm trôi qua thôi mà nhiều thứ thay đổi thật đấy, tôi không còn mẹ, không còn gia đình, không có nổi một chút tự tin ít ỏi để yêu người đàn ông nào, nói gì đến việc mơ cao lấy một người chồng đàng hoàng nữa.

Sau khi ăn xong, Dương đưa tôi về tận phòng trọ, tôi vào đến nơi rồi mà anh vẫn không chịu nổ máy lái đi, cứ ngồi trong xe vẫy vẫy tay với tôi.

- Anh về đi.
- Em vào phòng đóng cửa đi rồi anh về.

Tôi phì cười, giả vờ lườm anh một cái rồi cũng mở cửa vào phòng, năm phút sau mới nghe tiếng ô tô của anh đi khỏi ngõ xóm tôi.

Kể ra thì tôi thấy Dương cũng rất tốt, tốt theo kiểu trong sạch giản dị, người có tiền nhưng không tỏ ra coi thường những người như chúng tôi mà dễ gần, dễ chịu. Cách anh nói chuyện không giống như anh Nhân, không làm tôi thấy gò bó hay sợ sệt, nhưng mà chẳng hiểu sao tôi vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó, song ngay cả bản thân mình cũng chẳng rõ sự thiếu hụt ấy là thứ gì.

Cho đến một quãng thời gian sau khi chúng tôi bắt đầu thân thiết hơn, tôi mới nhận ra thứ thiếu hụt ấy chính là “Thời gian”.

Ví như những lúc rảnh rỗi, Dương mời tôi đi uống Café, hai chúng tôi chỉ ngồi café Bệt đặc trưng của Sài Gòn, nhưng mới nói dăm ba câu thì điện thoại của anh đã đổ chuông. Dương cúp máy xong, quay sang nhìn tôi bằng vẻ mặt khó xử:

- Anh xin lỗi, để anh đưa em về rồi hôm khác đi uống Café sau nhé. Anh có ca mổ, giờ phải về bệnh viện.
- Không sao đâu ạ. Giờ em cũng phải về nấu cơm trưa đây, anh cứ về đi, em bắt xe bus về.
- Thôi để anh đưa em về. Lần sau mời em đi xem phim.
- Vâng.

Đến lần sau chúng tôi đi xem phim, trước khi vào rạp Dương đã nói hôm nay không phải ca trực của anh, chắc là khi chúng tôi xem phim sẽ không có ai làm phiền nữa.

Tôi cười:

- Thật ấy ạ? Thế thì hôm nay xem phim xong mình đi ăn gà rán đi, hôm qua đi qua quán gà rán em ngửi thấy mùi thơm nên thèm quá.
- Được luôn.

Thế rồi buổi xem phim ấy cũng không hề trọn vẹn như tôi và Dương tưởng, hôm đó chiếu phim mới của Marvel nên tôi háo hức lắm, thích mấy phim kiểu đấy mà cả đời có bao giờ dám bỏ tiền ra để mua một tấm vé xem phim đâu, ai ngờ ngồi được nửa buổi thì điện thoại của Dương lại bị bệnh viện gọi đến. Lần này là mổ cấp cứu, mà các bác sĩ ở khoa kín lịch rồi, phải gọi bổ sung anh để về làm phẫu thuật cứu người.

Dương cúp điện thoại xong nhìn tôi, tôi thì không cần chờ anh lên tiếng đã chủ động nói trước:

- Có ca mổ gấp à anh?
- Ừ, ngại quá. Các bác ở khoa cũng đang kín lịch mổ hết. Anh phải về mổ cấp cứu, hay là em cứ ngồi đây, tý mổ xong anh quay lại nhé.

Mỗi lần chúng tôi nhắn tin đều bị đứt quãng, phải mấy tiếng sau hoặc đến cả nửa ngày sau tôi mới thấy Dương nhắn lại. Thế nên bây giờ anh bảo về mổ, chỉ sợ tôi xem xong thêm hai bộ phim nữa cũng chẳng chờ anh được, thế nên tôi cười:

- Anh cứ đi về mổ đi, em xem xong tự về. Đằng nào tý nữa cũng đến nhà hàng đi làm luôn, giờ cũng gần mười giờ rồi còn gì.

Vẻ mặt của anh thoáng qua mấy tia lúng túng, có lẽ vì ngại với tôi vì lần nào gặp nhau cũng phải bỏ về giữa chừng như thế này. Giờ mới biết làm bác sĩ vất vả thật đấy, nhất là làm bác sĩ ngoại ở bệnh viện lớn nữa, ngoài tám tiếng hành chính ra thì thời gian nào trong ngày cũng có thể bị gọi đi, chẳng trách anh bảo “bận nên chưa có người yêu” là phải.

- Ngại em quá, anh xin lỗi. Lần sau đi chơi anh sẽ không thế này nữa đâu. Xin lỗi em.
- Ngại gì mà ngại, cứu người quan trọng hơn chứ. Anh đi đi, nhanh lên, em xem hết phim rồi về.
- Anh xin lỗi. Xong việc anh gọi cho em nhé.
- Vâng.

Lúc Dương đi rồi, một mình tôi ngồi ôm bịch bỏng ngô trong rạp, chăm chú xem phim nhưng rồi lại chẳng thể nào nhập tâm được nữa. Tôi coi mối quan hệ của mình với Dương là bạn bè nên thoải mái đi chơi cùng anh, giao thiệp với nhiều người, chia sẻ nhiều hơn để con người năng động lên. Thế nên dù mỗi lần đi chơi Dương cũng bỏ rơi tôi hết lần này đến lần khác, tôi cũng không có cảm giác khó chịu mà chỉ cảm thấy hơi hụt hẫng một tý. Hụt hẫng vì bị bỏ lại một mình.

Bỗng nhiên, như một thói quen khó bỏ, tôi lại nhớ đến Huy.

Trước nay anh đối xử với tôi lạnh nhạt nhưng mà đến giờ tôi mới phát hiện ra anh chưa bao giờ bỏ lại tôi một mình. Chưa một lần nào.

Lần anh dẫn tôi đi Sài Gòn, chỉ cần tôi bảo tôi thích, anh dù ngoài mặt hay càu nhàu nhưng vẫn kiên nhẫn đưa tôi đi, thậm chí đến cả những nơi hơi hơi trẻ con như phòng tranh 3D kia, anh vẫn nắm tay tôi trước mặt bao nhiêu người chỉ vì tôi sợ ngã.

Anh cho tôi đến nhà thờ Tân Định, chợ An Đông, công viên Cá Koi, còn lên tận địa đạo Củ Chi. Lúc đấy chúng tôi đi đâu cũng nắm tay nhau như một đôi tình nhân thực thụ, Huy còn bảo sau này nếu anh đi công tác ở nước ngoài mà rảnh rỗi sẽ cho tôi cùng đi.

Chớp mắt cái, từ ân nhân biến thành thù hận. Trong thù hận còn có cả tình cảm mới chớm nở của tôi.

Tôi nhận ra nếu tôi còn cứ mãi thế này, mình sẽ càng lún sâu vào mà không thoát ra được mất. Tại sao trải qua bao nhiêu chuyện như thế mà tôi cứ mãi hướng về anh, không thể buông bỏ được thế này?

Tôi thở dài một tiếng rồi cũng chẳng còn tâm trạng nào mà xem phim nữa, đứng dậy đi về. Buổi chiều đi làm, anh Nhân vừa nhìn thấy mặt tôi đã sấn lại:

- Vân ơi, tối nay anh cho em tan làm sớm một hôm, đi hát với bọn anh đi.
- Ơ, ca tối có mỗi em, em tan làm sớm thì ai thu ngân hả anh?
- Tý anh bảo con Mai nó làm thay em, đi hát với bọn anh cho vui nhé.
- Bọn anh là ai ạ? Với cả em có biết hát đâu.
- Mấy đứa bạn chơi với anh ấy mà. Mấy khi có dịp tụ tập, anh dẫn em đi cùng cho biết đây biết đó.

Nghe anh Nhân nói thế, tự nhiên tôi lại thấy chột dạ. Ông này lúc đầu mới đến thì có vẻ tốt, nhưng càng ở lâu thì lại càng sấn sổ tán tỉnh tôi ra mặt, giờ tự nhiên rủ đi hát hò với bạn bè anh ta như thật, kiểu gì vào trong đấy chả tìm cớ chuốc rượu để tôi say rồi đưa tôi lên giường. Đứa hơi hơi tử tế sẽ quan hệ một mình, nhưng có những thằng khốn nạn nó rủ bạn chơi tập thể. Tôi làm gái rót bia ở quán Karaoke bao nhiêu lâu, tôi lạ gì trò này.

- Nhưng mà tối nay người yêu em đến đón em đi có việc rồi anh ạ. Chắc em không đi được đâu, để dịp khác anh nhé.
- Em có người yêu rồi à? Sao anh không thấy nói.
- Vâng, em mới nhận lời anh ấy thôi anh ạ. Ngại quá, hôm nay có dịp gì mà bạn bè anh tụ tập vui thế?

Vì anh Nhân là sếp nên tôi không thể từ chối thẳng thừng được, đành phải nói dối thế. Không ngờ anh ta nghe xong thì tỏ vẻ khó chịu với tôi ra mặt:

- Người yêu em là cái thằng hôm trước đến đây ăn cơm hả? Thằng bác sĩ đấy hả?
- Vâng, anh ấy anh ạ.
- Dữ chưa. Thấy bác sĩ cái là hốt luôn. Chắc thấy thằng cha đó công ăn việc làm tử tế, kiếm được nhiều tiền chứ gì?
- Đâu có đâu anh, anh ấy cũng người bắc với em nên nói chuyện hợp. Tìm hiểu nhau một thời gian thấy hợp nên tiến xa hơn một ít ấy mà.

Anh Nhân nhìn tôi gườm gườm, mắt một mí lúc đầu nhìn thì rõ đáng yêu mà giờ lườm thì như quỷ, anh ta sưng sỉa bỏ lại một câu:

- Chưa biết ai giàu hơn ai đâu, em đừng tưởng làm bác sĩ mà ngon.

Sau đó hậm hực bỏ đi.

Khi bóng vừa béo vừa lùn của anh Nhân đi khuất, tôi mới thấy lòng mình trĩu nặng. Tôi biết công việc này chắc mình cũng chẳng làm được bao lâu nữa, ông chủ kiểu này không sớm thì muộn cũng gây chuyện với tôi cho mà xem. Nếu tôi chịu ngoan ngoãn nghe theo anh ta thì có thể tiếp tục công việc này, thậm chí còn được bao nuôi như Huy nuôi tuôi ngày trước. Còn nếu tôi không chịu, kiểu gì anh Nhân cũng kiếm cớ gây sự với tôi.
 
Lại bẵng đi nửa tháng nữa, lúc này tôi đã bắt đầu âm thầm nộp hồ sơ đến một số nơi để tìm việc làm khác rồi nhưng vẫn chưa tìm được nơi nào phù hợp, thành ra vẫn cứ phải bám trụ lại nhà hàng cũ, ngày ngày căng óc lên để đối phó với cái kiểu sấn sổ đò đưa của anh Nhân, sắp phát điên đến nơi.

Hôm đó tôi được nghỉ ca, đang mày mò trên mạng để học Tiếng anh không sợ để lâu quên mất thì thấy Dương nhắn tin đến.

- Alo, ỉn con ỉn con.

Qua mấy tháng quen biết, tôi với anh bắt đầu thân thiết nên trò chuyện với nhau cũng tự nhiên hơn. Dương hay gọi tôi là ỉn, tôi gọi anh là cận, giống như hai người bạn thích gọi biệt danh cho dễ gần.

- Em đây cận ơi.
- Hôm nào em được nghỉ ca?
- Sao thế, lâu lâu không bỏ rơi em nên anh nhớ nghề phải không?
- Không, lần này không bỏ rơi nữa đâu, thề luôn.
- Thế anh định rủ em đi đâu?
- Đi xem phim đi. Mới có phim hay lắm.
- Phim gì cơ ạ?
- Phim kinh dị. The Nun. Em đi xem không?
- Được đấy, hôm nay em nghỉ ca này.
- Ơ thế à? Thế đợi anh tầm khoảng 6 rưỡi, anh đến đón đi ăn rồi đi xem phim nhé.
- Lần này có bỏ rơi nữa không đấy. Sao lời thề của anh khó tin quá.
- Để tý nữa anh đã báo với trưởng khoa xin nghỉ. Không mổ miếc gì nữa hết. Vừa ý em chưa?
- Ok, tin anh thêm lần nữa đấy.
- Oke, anh vào mổ đây. Phải tích cực mổ để kịp thời gian đi chơi với người đẹp mới được, đợi anh.

Tôi phì cười. Nói chuyện với Dương tôi có cảm giác rất thoải mái, anh hiền lành, lương thiện, sạch sẽ và đạo đức. Dù nhiều lần vì công việc mà bỏ rơi tôi nhưng tôi chưa bao giờ giận anh, hoặc nói đúng hơn là không có cách nào để giận anh.

- Cứu người quan trọng. Người đẹp sẽ tắm rửa sạch sẽ từ bây giờ, make up thật đẹp để chờ bác sĩ qua đón đây. Chaiyo bác sĩ.

Anh gửi lại tôi một icon hai ngón tay giơ hình chữ V, kèm một mặt cười.

Tôi không nhắn lại nữa mà chỉ ôm điện thoại nằm cười. Một lúc sau ngón tay lại vô thức vào Facebook Huy như một thói quen.

Facebook anh thật nhàm chán và vô vị, ngoài dòng status tôi xem được cách đây gần một năm thì cũng chẳng còn gì nữa. Tôi nghĩ chắc bây giờ anh cũng chẳng nhớ tôi là ai nữa, có khi đã lấy vợ với cả sắp sinh con rồi cũng nên. Tôi chỉ là một người qua đường nhỏ nhoi trong đời anh thôi, mua bán, trả tiền, cuối cùng rồi cũng quên nhau như hai người dưng ngược lối.

Người ta nói nhàn cư vi bất thiện thật sự chẳng sai tý nào, lúc bình thường đi làm thì không sao, lúc rảnh rỗi tôi lại cứ nghĩ linh tinh rồi thở dài. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi lại gọi cho cậu.

- Cậu ơi, cháu đây.
- Biết rồi, gì đấy?
- Cậu với mợ, cả các em nữa có khỏe không ạ?
- Bình thường. Sao? Gọi cho tao có việc gì?
- Cháu hỏi thăm cậu thôi ạ, với cả tiện hỏi thăm thằng Tý nữa cậu ạ.
- Nó vẫn khỏe, vẫn đi học bình thường.
- Nó đã có ý định thi Đại học nào chưa cậu? Có ôn khối gì chưa ạ?
- Hôm trước tao hỏi nó, nó bảo nó không thi đại học. Tiền đâu mà thi.
- Cháu có tiền mà, cháu nuôi được. Cậu cứ động viên nó đi thi hộ cháu với. Nó phải học chứ, học để kiếm cái nghề đàng hoàng chứ.
- Tao cũng bảo nó thế. Đời mẹ con mày đã khổ rồi, chả lẽ cứ rúc mặt làm ruộng mãi, phải đi học thì may ra mới đổi số đổi kiếp được.

Thời gian dài trôi đi, vết thương trong lòng tôi vẫn âm ỉ chứ không còn đau đớn và giày vò như lúc trước mới vào Sài Gòn nữa. Khi tôi ở đây được ba tháng mới bắt đầu ngủ trọn vẹn được cả đêm, còn khi mới vào thì cả ngày chỉ ngủ được mấy tiếng, cứ mơ thấy mẹ, thấy em là khóc nức nở rồi bật dậy. Cậu tôi cũng dần dần hiểu cho tôi, thấy tôi bỏ đi xa thế cũng thương, lâu dần cũng không chửi bới và đuổi tôi nữa.

Giờ nghe cậu nói thế, sống mũi tôi vẫn cay xè:

- Vâng ạ. Trước cháu thấy nó bảo muốn thi Điện lực, cậu cứ động viên nó hộ cháu với cậu nhé. Tiền cháu lo được ạ. Cháu đang làm thu ngân, không làm việc gì linh tinh nữa đâu, lương của cháu đủ nuôi thằng Tý đi học cậu ạ.
- Ừ. Để tao bảo nó.
- Vâng, cháu cảm ơn cậu ạ.

Gần sáu giờ chiều hôm ấy, Dương nhắn tin đến, tôi tưởng anh lại bận nên hoãn hẹn rồi, nhưng đến khi mở ra lại thấy anh nhắn:

- Ỉn ơi, hôm nay bạn anh từ Hà Nội vào, nó vào có một mình thôi, hay là tý nữa mình gọi nó đi ăn cùng luôn nhé.

Cũng rủ tôi đi cùng bạn nhưng cách nói chuyện không giống anh Nhân, có lẽ vì tôi tin tưởng ở nhân cách của Dương, thêm nữa bạn bè anh chắc cũng tử tế như anh nên tôi cũng không cảm thấy áp lực hay lo lắng gì lắm. Tôi trả lời lại:

- Bạn anh mới từ Hà Nội vào á? Có đẹp trai không? Có người yêu chưa?
- Thôi anh đổi ý rồi. Mình đi ăn một mình đi, kệ nó.
- Haha, xấu tính. Mấy khi bạn vào, anh chọn địa điểm đi, mình đi ăn cùng bạn anh cho vui cũng được.
- Em đến đó thấy nó đẹp trai, lỡ thích nó luôn thì sao. Thôi, không cho nó đi nữa.
- Yên tâm, anh Dương trong mắt em là bác sĩ đẹp trai nhất rồi, có ai vượt qua nổi anh đâu.
- Nói thế còn được. Haha. Thế anh đặt nhà hàng nhé, vẫn hẹn cũ, sáu rưỡi anh qua.
- Ok, ok. Em thay quần áo đẹp rồi đây.

Sáu rưỡi, Dương đến chở tôi ra nhà hàng mà anh đặt sẵn. Anh bảo bạn anh vào đây công tác, lâu lắm cả hai người mới có dịp cùng rảnh rỗi để hẹn nhau nên để bạn một mình thì anh cũng áy náy.

Tôi cũng không có thói quen hỏi nhiều nên chỉ biết thế, không tò mò sâu. Hai chúng tôi vào nhà hàng gọi món sẵn, ngồi chờ gần hai mươi phút rồi mà vẫn chưa thấy bạn anh đến, tôi mới quay sang đùa:

- Hay là bạn anh ngại em nên bùng hẹn mất rồi.
- Chắc nó bận đột xuất ấy, nó như người của công chúng, còn bận hơn cả anh. Hiếm lắm mới có dịp vào đây mà rỗi, hẹn nhau đi ăn cơm.
- Thế cơ ạ.
- Ừ.

Vừa nói đến đó thì điện thoại của Dương đổ chuông, anh nhìn tên người gọi rồi bảo tôi:

- Đây rồi, chắc nó đến nơi rồi.

Sau khi nghe máy, đọc số phòng ăn tôi với Dương ngồi, chỉ năm phút sau đã thấy bạn anh đến.

Lúc nghe tiếng mở cửa, tôi chưa kịp tắt điện thoại nên chưa ngẩng đầu lên, mãi cho đến khi nghe một giọng nói quen thuộc, tôi mới thoáng giật mình.

- Đợi lâu chưa? Bận quá, giờ này mới xong việc đây.
 
Back
Bên trên Bottom